lòng, không tính tới thù lao. Dân chúng thấy cha con ông có y thuật cao
minh, lại nhiệt tình với bà con, đều hết lòng cảm kích. Để đi sâu vào y
thuật, Lý Thời Trân đọc rất nhiều sách. Từ thời cổ, Trung Quốc có đã có
nhiều y thư. Người thời Hán đã viết nên "Thần Nông bản thảo kinh". Trong
hàng ngàn năm sau đó, không ngừng xuất hiện nhiều tác phẩm y học. Lý
Thời Trân thường xem bệnh cho các vương công quý tộc địa phương, trong
nhà họ thường có nhiều sách vở. Vì quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân nên Lý
Thời Trân thường mượn sách vở của họ về xem. Nhờ vậy, học vấn của ông
ngày càng uyên bác, y thuật cũng ngày càng tinh thông. Tiếng tăm của Lý
Thời Trân càng ngày càng vang dội. Bệnh nhân được ông chữa khỏi ca
ngợi và truyền bá tiếng tăm của ông đi khắp nơi. Vì vậy, người ở các châu
huyện khác cũng tới xin ông chữa bệnh..
Một lần, con trai Sở vương mắc bệnh động kinh. Trong vương phủ tuy
cũng có thầy thuốc nhưng không ai chữa khỏi được. Cậu bé đó là con trai
nối dõi của Sở vương, nên ông lại càng lo lắng. Nhờ có người mách, Sở
vương lập tức cho mời Lý Thời Trân đến vương phủ. Lý Thời Trân quan
sát sắc mặt và xem mạch, biết bệnh của cậu bé là do ruột và dạ dày gây ra.
Ông kê 1 đơn thuốc điều trị rồi cho người đến hiệu lấy thuốc cho cậu bé
uống. Quả nhiên chỉ ít hôm, cậu bé hoàn toàn khỏi bệnh. Sở vương hết sức
phấn khởi, khẩn khoản mời ông ở lại vương phủ. Không lâu sau, tiếp được
lệnh trưng triệu nhân tài của triều đình. Để lấy lòng Minh Thế Tông, Sở
vương liền cử Lý Thời Trân lên Thái y viện. Thái y viện là cơ quan chữa
bệnh tối cao của quốc gia, nhưng lúc đó Minh Thế Tông không hề coi trọng
y học chân chính, mà chỉ mê tín 1 số phương sĩ bịp người, cho dựng phòng
giảng đạo, phòng luyện đan; hòng dùng những pháp thuật đó để đạt tới
trường sinh bất lão. Lý Thời Trân là 1 thầy thuốc chân chính, không chịu
được hoàn cảnh sặc mùi nhảm nhí lộn xộn đó, nên ở Thái y viện được 1
năm, ông liền xin từ chức. Sau khi từ quan, trên đường về nhà, tiện đường
ông ghé thăm nhiều danh sơn thắng cảnh. Ông lên núi không phải chỉ để
thưởng ngoạn phong cảnh, mà là để hái thuốc, nghiên cứu thêm tính chất
các loại thảo mộc. Một lần, ông lên núi Vũ Đương Sơn thuộc Quân Châu