(nay là huyện Quân, Hồ Bắc), nghe nói ở đây có 1 loại lang mai, ăn vào có
thể cải lão hoàn đồng, ai cũng gọi đó là "quả tiên". Giới quý tộc trong cung
đình coi thứ quả đó như 1 loại bảo bối, yêu cầu quan lại địa phương hàng
năm phải tiến cống, và cấm dân thường không được hái. LÝ Thời Trân vốn
không tin có loại quả tiên đó. Để làm rõ sự việc, ông phải mạo hiểm, leo
trèo lên vách núi dựng đứng, cố hái lấy 1 trái lang mai đem về nhà. Nghiên
cứu kỹ lưỡng, ông thấy loại mai đó chẳng qua cũng giống các loại mai
khác, chỉ có tác dụng giải khát, chứ chẳng thể giúp người ta trường sinh bất
lão.
Qua quá trình chữa bệnh và nghiên cứu dược lý lâu dài, Lý Thời Trân
thu thập được rất nhiều tư liệu về dược vật. Ông phát hiện ra nhiều sai lầm
trong các phẩm y dược cổ. Ngoài ra, trải qua nhiều thời đại, người ta còn
lần lượt phát hiện ra nhiều loại dược thảo chưa từng được ghi trong sách
vở. Ông xác định quyết tâm biên soạn 1 bộ sách hoàn bị về dược học. Sau
khi từ chức về nhà, ông bỏ ra gần 30 năm, viết nên bộ "Bản thảo cương
mục" (Phân loại cây cỏ) nổi tiếng. Bộ sách này ghi chép cả thảy 1892 loại
cây cỏ, trình bày tính năng từng loại và đưa ra hơn 1 vạn bài thuốc. Tác
phẩm lớn này là 1 cống hiến vĩ đại về y dược học, đã góp phần phát triển
quan trọng đối với nền y học và dược học Trung Quốc và thế giới. Sau khi
"Bản thảo cương mục" xuất bản (năm 1590), đã nhanh chóng lưu truyền tới
nhiều nước. Đã có các bản dịch sang tiếng Nhật, Đức, Anh, Pháp, Nga và
nhiều ngôn ngữ La tinh khác. Tác phẩm đã chiếm địa vị quan trọng trong
giới y học thế giới.
Còn Minh Thế Tông, vị hoàng đế mê tín thuật luyện đan để mong
trường sinh bất lão, thì không những chẳng được trường sinh, mà lại chết vì
uống phải "kim đan" có chất độc. Minh Thế Tông chết, con là Chu Tải Hậu
lên ngôi. Đó là Minh Mục Tông.