LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 80

lại ruộng đất, phát hiện thấy rất nhiều ruộng đất bị hoàng thân quốc thích,
phú hào địa chủ giấu giếm chiếm đoạt. Biện pháp đó đã kiềm chế được
hành động phi pháp của chúng và tăng thu cho ngân khố quốc gia. Sau khi
đo lại ruộng đất, Trương Cư Chính lại cho gộp các loại thuế má và lao dịch
thành 1 khoản, qui đổi thành tiền để thu vào ngân khố. Biện pháp này được
gọi là "nhất điều tiên pháp" (Luật "một ngọn roi"). Qua việc cải cách thuế
má, đã ngăn ngừa được việc thông đồng kiếm lợi của quan lại; tăng thu
nhập cho quốc gia và ít nhiều giảm nhẹ được đóng góp của nhân dân.
Trương Cư Chính đã thực hiện những cải cách mạnh dạn trên trong 10
năm, khiến triều Minh từ chỗ vô cùng thối nát đã có sự khởi sắc về chính
trị. Dự trữ lương thực của nhà nước khá dồi dào, có thể chi dùng trong 10
năm. Nhưng công cuộc cải cách đó đã đụng chạm tới lợi ích của tầng lớp
quý tộc và phú hào, khiến chúng tuy bề ngoài phải phục tùng, nhưng trong
lòng thì căm giận Trương Cư Chính đến bầm gan tím ruột. Năm thứ 5 khi
Trương Cư Chính cầm quyền, cha ông vì già ốm nên mất tại quê nhà. Theo
lễ giáo phong kiến, ông phải từ quan về cư tang 3 năm. Trương Cư Chính
sợ rằng nếu mình rời bỏ chức vụ, thì việc cải cách đang tiến hành sẽ bị ảnh
hưởng. Do Minh Thần Tông và 1 số đại thần cố lưu giữ, ông cho con thay
mình về cư tang, còn bản thân vẫn ở lại kinh thành đảm đương nhiệm vụ.
Không ít kẻ mượn cớ Trương Cư Chính không về chịu tang khi cha chết, ra
sức bới móc, dâng sớ lên Minh Thần Tông vạch lỗi của ông. Thậm chí, có
kẻ còn dán cáo bạch ngoài phố công kích Trương Cư Chính, làm xôn xao
cả kinh thành. Minh Thần Tông phải hạ lệnh: kẻ nào còn chống lại việc
Trương Cư Chính lưu nhậm, sẽ nhất loạt xử tử. Việc công kích vì thế mới
dẹp yên được.

Trương Cư Chính tập trung hết quyền lực. Minh Thần Tông dần

trưởng thành, nhưng không có việc gì để làm, 1 số thái giám thân cận liền
bày ra các loại trò vui cho ông tiêu khiển. Một hôm, hoàng đế uống rượu
say, vô duyên vô cớ đánh 2 tiểu thái giám dở sống dở chết. Thái hậu biết
việc đó, lập tức gọi Minh Thần Tông tới trách mắng rồi gọi tả hữu mang
"Hán thư – Hoắc Quang truyện" tới cho Thần Tông đọc. Thời Tây Hán, khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.