LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM TẬP 4 - Trang 82

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM

TẬP 4

Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương

www.dtv-ebook.com

Cát Hiền Đánh Quan Thu Thuế

Minh Thần Tông là 1 hôn quân tham lam vô độ. Ông ta chạy theo

cuộc sống hưởng lạc, mải mê thu thập vàng bạc châu báu, tiêu hết cả ngân
khố quốc gia, rồi tùm mọi cách bòn mót, bóc lột dân chúng. Thời kì đó, sản
xuất công nghiệp và thủ công nghiệp đang phát triển; tại vùng ven biển
đông nam, thương nghiệp cũng phát đạt. Đặc biệt là tại Tô Châu, nghề dệt
phát triển rất mạnh. Những hộ dệt vải lụa giàu có bắt đầu mở xưởng dệt,
thuê mướn thợ dệt. Toàn thành Tô Châu có tới mấy ngàn thợ. Cảnh tượng
phồn vinh của thành phố thương nghiệp đó thấy triều Minh có thể kiếm lời.
Để thu được nhiều tiền, Minh Thần Tông liền phái hoạn quan tới 1 số thành
thị thu thuế. Loại quan thu thuế đó được gọi là thuế giám. Bọn thuế giám
không những thu tăng mọi thứ thuế mà còn hạch sách vòi vĩnh, khiến dân
chúng rất khổ sở. Năm 1601, Minh Thần Tông phái thuế giám Tôn Long
tới Tô Châu thu thuế. Tôn Long tới Tô Châu, liền câu kết với bọn thổ phỉ
lưu manh, lập các trạm gác trên các ngả đường. Mỗi khi có vải vóc tơ lụa
qua lại, đều đánh thuế rất nặng. Lái buôn không đủ tiền nộp thuế thì không
dám vào thành buôn bán. Năm đó, lại có mưa dầm suốt 2 tháng, Tô Châu bị
thủy tai, bãi dâu ngập nước, nghề nuôi tằm dệt lụa đình đốn. Bọn Tôn Long
vẫn cứ đòi các hộ dệt phải nộp thuế, qui định mỗi cố máy phải nộp thuế 3
tiền, mỗi tấm lụa phải nộp 5 phân. Vì vậy, nhiều hộ dệt phải đóng cửa, thợ
dệt bị thất nghiệp.

Một hôm, có 1 người thợ dệt tên là Cát Hiền đi qua Phong Môn, thấy

bọn tay sai của Tôn Long đang xúm lại đánh đập 1 người bán dưa. Cát
Hiền hỏi ra mới biết người nông dân đó gánh dưa vào thành bán, bọn chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.