LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 1 - Trang 36

Giữa các vòng thành và phía ngoài thành Ngoại có nhiều ụ đất và

lũy chắc chắn. Các lũy đất được xây dựng khá công phu, nhất là ở hướng
bắc, vì đây là hướng xung yếu của tòa thành, lại là cánh đồng bằng phẳng,
không có chướng ngại thiên nhiên. Các thành lũy đó được kết hợp chặt chẽ
với hệ thống hào và mương lạch nối liền với sông Hoàng đã tăng cường
thêm khả năng phòng vệ của tòa thành.

Với cấu trúc nói trên, thành Cổ Loa thực sự là một công trình quân

sự kiện cố, không chỉ về mặt quy mô mà còn thể hiện tư duy quân sự, trình
độ nghệ thuật quân sự và kỹ thuật đắp thành tài giỏi của ông cha ta buổi
đầu dựng nước và giữ nước.

Việc xây thành để phòng thủ, luyện quân và chế nỏ để giữ thành thể

hiện quyết tâm giữ nước và tư duy quốc phòng sáng tạo của An Dương
Vương, như sử gia Ngô Thì Sĩ ca ngợi: "Việc dựng nước đóng đô xây
thành, đặt chỗ hiểm, trị kẻ địch, chống kẻ khinh nhờn giặc, lo phòng hoạn
nạn khiến cho hơn 40 năm không phải lo việc canh phòng giặc, trong nước
vô sự, có thể nói là bậc có mưu lược dựng nước và giữ nước đấy"

14

. Tư duy

đó là tiền đề xuất phát cho tư tưởng quốc phòng ở thời kỳ sau, thời kỳ độc
lập tự chủ của đất nước.

3. Tư duy, tư tưởng phòng ngự của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm

lược Triệu

Trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược, do có lực lượng

quốc phòng khá hùng mạnh, nhất là có thành Cổ Loa kiên cố và nỏ thần lợi
hại, do thực tiễn đánh bại cuộc xâm lược của quân Tần và nhiều lần đập tan
các cuộc tiến công của quân Triệu, nên đã có sự chuyển hóa trong nhận
thức của An Dương Vương về các yếu tố giành chiến thắng trong sự nghiệp
đánh giặc giữ nước. Sự chuyển hóa đó đã đưa đến sự thay đổi trong quan
niệm chỉ đạo chiến tranh của An Dương Vương, từ chỗ dựa vào nhân dân,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.