LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 134

thành công thì thành nhân" biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tư sản, tính chất
hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc,
non yếu của phong trào tư sản"

66

. Từ sau bạo động Yên Bái, Việt Nam

Quốc dân Đảng hoàn toàn tan rã, hoàn toàn bất lực trước các nhiệm vụ lịch
sử của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Tư tưởng quân sự theo khuynh hướng dân chủ tư sản trước năm

1930 có ảnh hưởng nhất định đối với phong trào giải phóng dân tộc những
thập kỷ đầu thế kỷ XX, nhưng do chưa vượt khỏi giới hạn của tư tưởng dân
chủ tư sản kiểu cũ, chưa đề ra được đường lối chính trị, quân sự đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn cách mạng nên mọi nỗ lực của Duy tân Hội, Việt
Nam Quang phục Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm hướng tới một
cuộc bạo động vũ trang trên phạm vi cả nước đều không đi đến thành công.

Sự thất bại của tư tưởng quân sự theo khuynh hướng dân chủ tư sản

thời kỳ này, một mặt, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một lý luận tiên tiến
soi sáng con đường cách mạng Việt Nam; mặt khác, chính bài học của tư
tưởng quân sự theo xu hướng dân chủ tư sản đã tạo tiền đề thúc đẩy sự hình
thành tư tưởng, quan điểm mới về con đường, phương thức giải phóng dân
tộc phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa
Yên Bái (tháng 2-1930), "trên dải đất Việt Nam, phong trào chống đế quốc,
giành độc lập dân tộc chỉ là những phong trào do giai cấp vô sản lãnh
đạo"

67

.

II- NHỮNG QUAN ĐIỂM QUÂN SỰ CƠ BẢN ĐẦU TIÊN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC (1919-

1930)

Giữa lúc những hoạt động của Phan Bội Châu và các nhà yêu nước

khác, cũng như các cuộc đấu tranh vũ trang của Việt Nam Quang phục Hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.