(1915), khởi nghĩa Thái Nguyên (1917)... đều không thành công, thì một xu
hướng cách mạng mới hình thành, do Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh
đạo. Trải qua nhiều năm đi qua nhiều nơi, hòa mình vào cuộc sống lao
động và đấu tranh của nhân dân nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ,
châu Âu; hoạt động sôi nổi trong phong trào công nhân quốc tế, Nguyễn Ái
Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết quân sự vô sản và trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920). Kể từ đó, kết hợp truyền
thống văn hóa Việt Nam với tinh hoa văn hóa nhân loại, trí tuệ thời đại và
những kinh nghiệm phong phú trong hoạt động thực tiễn, tư tưởng cách
mạng, tư tưởng quân sự của Người từng bước hình thành, đóng vai trò định
hướng và xuyên suốt các giai đoạn về sau. Các quan điểm quân sự đó gắn
liền (có khi lồng vào) quan điểm chính trị. Đó cũng là đặc điểm của quân
sự hiện đại Việt Nam, không bao giờ là quân sự thuần túy mà luôn gắn liền
với chính trị, phục tùng đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam
do Người sáng lập.
1. Phát huy tính chủ động của cách mạng, giải phóng dân tộc ở thuộc địa
Trong thế kỷ XIX, nhất là nửa sau của thế kỷ này, do tốc độ phát
triển nhanh nhu cầu về nguyên liệu, thị trường và nhân lực lao động ngày
càng tăng, chủ nghĩa tư bản "dòm ngó" tới những quốc gia kinh tế chậm
phát triển. Châu Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản
phương Tây. Đến cuối thế kỷ XIX, thế giới hầu như không còn "miền đất
trống", tất cả các nước chậm phát triển ở các châu lục đều trở thành thuộc
địa hoặc phụ thuộc các nước tư bản lớn. Hệ thống thuộc địa, nửa thuộc địa
lúc đó trở thành một trong những cơ sở quan trọng cho sự tồn tại của chủ
nghĩa đế quốc, đồng thời cũng là nơi chủ nghĩa đế quốc toan tính, tranh