1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động vũ trang
Chứng kiến sự thất bại của phong trào Cần Vương, đồng thời chịu
ảnh hưởng trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, Phan Bội Châu
sớm nhận thức rằng, muốn đánh thắng Pháp - một cường quốc tân tiến
phương Tây có vũ khí hiện đại thì không thể đi theo con đường cũ. Do đó,
Phan Bội Châu dần từ bỏ con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo hệ
tư tưởng phong kiến để hội nhập và hướng đến những con đường mới. Qua
thực tiễn hoạt động cứu nước phong phú, sôi động của hai tổ chức Duy tân
Hội và Việt Nam Quang phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo và qua
những tác phẩm của ông đã thể hiện nhiều quan điểm quân sự.
a) Quan điểm dùng bạo lực lật đổ ách thống trị thực dân, xây dựng
nước Việt Nam mới
Tiếp nối truyền thống đấu tranh quật cường của dân tộc và bằng
trực quan nhạy bén, Phan Bội Châu sớm nhận thức mâu thuẫn gay gắt giữa
thực dân Pháp xâm lược và toàn thể nhân dân Việt Nam chỉ có thể giải
quyết bằng phương pháp bạo lực. Phan Bội Châu cho rằng, trong hoàn cảnh
một nước thuộc địa mà bất cứ sự phản kháng nào dù là hòa bình cũng bị
đàn áp dã man, thì "không còn chỗ đất nào để gieo rắc tuyên truyền", cũng
như không thể ở trong tay người ta ràng buộc mà toan cất lời ca, tiếng nói,
bàn chuyện ái quốc, ái chủng được. Điều đó khác nào như ngồi trước mặt
đạo tặc mà bàn cách khu trừ đạo tặc"
3
.
Vì thế, muốn giành lại độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam không
có con đường nào khác ngoài con đường bạo động vũ trang. Cương lĩnh
hành động của tổ chức Duy tân Hội do Phan Bội Châu sáng lập khẳng định
"Đánh giặc phục thù mà thủ đoạn là bạo động"
4
. Suốt từ đầu thế kỷ XX cho
đến hết Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1918), Phan Bội Châu và các