thuật quân sự, về những nguyên lý xây dựng quân đội và kinh nghiệm tác
chiến trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của quá trình đấu tranh
quân sự.
Bên cạnh cử cán bộ đi học ở Trường Quân sự Hoàng Phố, Nguyễn
Ái Quốc còn lập Trường Huấn luyện chính trị. Người là giảng viên chính
và là người lãnh đạo các khóa huấn luyện. Từ đầu năm 1926 đến tháng 4-
1927, tại ngôi nhà 13-13B đường Văn Minh, Người đã trực tiếp mở ba
khóa học gồm 75 học viên. Nếu tính cả các khóa huấn luyện khác mà
Người không trực tiếp giảng dạy (vì sau đó Người đã trở lại Liên Xô) thì có
khoảng 200 người đã tham gia học tập tại đây. Số cán bộ học tại đây được
trang bị kiến thức cơ bản về chính trị và quân sự, họ là vốn quý của cách
mạng Việt Nam, là vốn ban đầu để xây dựng quân đội cách mạng sau này.
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại Trường Huấn luyện chính trị
Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp
bức Á Đông tập hợp lại, in thành cuốn sách nhan đề Đường cách mệnh
(1927). Tác phẩm Đường cách mệnh đã tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc
cách mạng điển hình trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp...) và Cách mạng Tháng
Mười Nga, từ đó giải đáp những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Tác phẩm nhận định: Cách mạng Pháp và Cách mạng Mỹ là những cuộc
cách mạng "chưa phải là cách mệnh đến nơi"
130
vì chưa giải phóng cho
quần chúng lao động. Cách mạng Nga là một cuộc cách mạng "đã thành
công, và thành công đến nơi"
131
, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc,
tự do, bình đẳng. Cách mạng Nga sau khi "đuổi được vua, tư bản, địa chủ
rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm
cách mệnh để ép đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới"
132
.
Đường cách mệnh chỉ rõ: cách mạng Việt Nam trước hết là cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho
dân tộc Việt Nam. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc này có quan hệ mật
thiết với cách mạng giải phóng giai cấp đánh đuổi bọn tư bản, địa chủ, giải
phóng cho giai cấp công, nông. Bởi vậy, cách mạng Việt Nam phải là cuộc
"cách mệnh đến nơi". Người viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì