LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 3 - Trang 164

không ai chống nổi"

139

. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người còn đề

cao tinh thần độc lập, tự lực, chủ động, sáng tạo trong cách mạng: "Muốn
người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã"

140

.

Như vậy, tác phẩm Đường cách mệnh đề cập đến nhiều vấn đề then

chốt của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng bao trùm là thực hiện ở Việt Nam
cuộc cách mạng "đến nơi" với mục tiêu độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội. Mục tiêu đó cũng là mục tiêu của khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh
cách mạng, gắn cứu nước với cứu dân, giải phóng Tổ quốc và xây dựng chế
độ mới tốt đẹp. Quan điểm quân sự là phát huy sức mạnh toàn dân Việt
Nam, làm cho "dân khí" mạnh để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc.
Quan điểm quân sự đó chi phối mọi hoạt động quân sự sau này, có dân thì
có tất cả, "xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"

141

.

4. Điều cốt lõi về công tác quân sự của Đảng trong nông dân là phải sử dụng hình thức hoạt

động vũ trang

Giữa năm 1927, tình hình quốc tế có nhiều biến động. Tập đoàn

quân phiệt Tưởng Giới Thạch gây phản chiến. Trước tình hình ấy, Nguyễn
Ái Quốc rời Quảng Châu sang Mátxcơva (Liên Xô) và từ đó, Người sang
Đức, bí mật trở lại nước Pháp, lại qua Đức, Bỉ, Italia, rồi từ Italia đáp tàu
biển của Nhật Bản tới Thái Lan vào năm 1928. Trong thời gian ngắn ở
Mátxcơva, Người viết cuốn Công tác quân sự của Đảng trong nông dân
đưa ra luận điểm quân sự: "Bất kỳ một phong trào cách mạng nghiêm chỉnh
nào trong nông dân đều nhất thiết phải sử dụng hình thức hoạt động vũ
trang"

142

với nhiều nội dung quan trọng.

Trước hết, Người khẳng định rằng cuộc cách mạng vô sản chỉ có thể

thắng lợi nếu như giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng được quần chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.