công nhân tham gia cách mạng mạnh mẽ hơn nữa. Thực hiện chủ
trương đúng đắn của Thường vụ Trung ương Đảng, các cấp ủy đảng ở
các thành phố và khu công nghiệp đã nỗ lực hoạt động, thúc đẩy
phong trào tiến nhanh.
Với sự phát triển rộng khắp của phong trào Việt Minh, Đảng ta
có điều kiện để tổ chức, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng các
căn cứ địa và chiến khu ở ba miền đất nước.
Thứ ba, đưa quần chúng ra đấu tranh với các hình thức thích hợp.
Theo quan điểm của Đảng, đấu tranh vũ trang là rất quan trọng và không
thể thiếu trong cuộc khởi nghĩa, song thắng lợi của cách mạng phải là kết
quả nổi dậy đấu tranh của toàn dân có sự kết hợp chặt chẽ với tiến công
địch của lực lượng vũ trang. Bởi thế, phải đưa quần chúng ra đấu tranh với
các hình thức và quy mô thích hợp, qua đó tập dượt, rèn luyện quần chúng
ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.
Thực hiện chủ trương đó, thông qua Mặt trận Việt Minh, các cấp ủy
đảng địa phương đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của các giới đồng bào
trên các địa bàn, kể cả ở trung tâm kinh tế, chính trị của địch. Đó là cuộc
đấu tranh của công nhân bến tàu Sài Gòn chống quân Nhật đánh đập (11-
1941); mít tinh chống cướp thóc ở Quảng Nam (1-1942); công nhân Hòn
Gai đình công đòi phát lương (2-1942); nông dân Tiền Hải (Thái Bình) đấu
tranh đòi chia ruộng đất (6-1942); công nhân Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đấu
tranh đòi tăng lương (12-1942); chị em tiểu thương ở Hà Nội bãi thị chống
tăng thuế (1-1943), v.v..
Nổi bật nhất trong thời kỳ này là cuộc đấu tranh phá kho thóc của
Nhật để lấy thóc chia cho nhân dân. Trước nhu cầu bức xúc cứu nhân dân
đang lâm vào nạn đói nghiêm trọng do chính sách vơ vét thóc gạo của phát
xít Nhật để nuôi đạo quân Nhật trên lãnh thổ Đông Dương và chuyển về
nước với số lượng lớn (năm 1940: 439.000 tấn, 1941: 563.000 tấn, 1942:
937.000 tấn, 1943: 662.000 tấn), Đảng đã đề ra chủ trương đúng đắn “phá
kho thóc của Nhật để cứu đồng bào”. Được các cấp ủy đảng cơ sở hướng