2. Mối quan hệ giữa bạo lực cách mạng và chiến tranh nhân dân
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước
ở hai miền Nam - Bắc, Đảng chỉ rõ: Cuộc chiến tranh nhân dân Việt
Nam gồm cả thủ đoạn đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị. Lực
lượng tiến hành chiến tranh nhân dân bao gồm lực lượng vũ trang (ba
thứ quân) và lực lượng chính trị. Quy luật chiến tranh nhân dân ở Việt
Nam là quy luật chiến tranh toàn dân, là quy luật nổi dậy và tiến công,
tiến công và nổi dậy.... Đó là quá trình đấu tranh chính trị và quân sự,
quân sự và chính trị, khởi nghĩa của quần chúng và chiến tranh cách
mạng. chiến tranh cách mạng và khởi nghĩa của quần chúng, giành
thắng lợi từng bước, đi đến giành thắng lợi hoàn toàn.
Trong cách mạng miền Nam, Việt Nam xây dựng được một lực
lượng chính trị hùng hậu, với những đội quân đấu tranh chính trị được
tổ chức chặt chẽ, phát huy mạnh mẽ tác dụng xung kích trong đấu
tranh chính trị. Ở miền Bắc, trên cơ sở tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa, lực lượng của toàn dân tham gia chiến tranh đã được huy
động một cách triệt để, trở thành một lực lượng to lớn hơn bất cứ thời
kỳ lịch sử nào trước đây, với sự nhất trí cao độ về tinh thần chính trị và
khả năng mới về vật chất - kỹ thuật.
Có thể nói, đến thời chống đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang
Việt Nam phát triển khá mạnh. Dân quân tự vệ và bộ đội địa phương