LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 346

chiến tranh trên hai miền Nam - Bắc. “Khái quát chung lại, có thể nói
bạo lực cách nạng phải dựa vào hai lực lượng: lực lượng quân sự và
lực lượng chính trị, và bao gồm, hai hình thức đấu tranh: đấu tranh
quân sự, đấu tranh chính trị và sự kết hợp giữa hai hình thức ấy”

9

; “chỉ

được coi là bạo lực những hành động cách mạng của quần chúng
ngoài pháp luật Nhà nước của giai cấp thống trị nhằm mục đích trực
tiếp đánh đổ chính quyền của bọn thống trị, giành chính quyền về tay
nhân dân”

10

. Vận dụng quan điểm đó về bạo lực và bạo lực cách mạng,

trong suốt 30 năm chiến đấu, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra và
tổ chức thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.

II. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN BA THỨ QUÂN

Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ra đời và lớn lên trong

cuộc đấu tranh cách mạng của toàn dân, trên cơ sở lực lượng chính trị
quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Lực lượng đó thực sự là lực
lượng vũ trang của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu, luôn xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, của giai cấp
công nhân, của Nhà nước cách mạng. Xuất thân từ những đội tự vệ
của quần chúng tiến dần lên các tổ chức vũ trang thoát ly, từ những
tiểu tổ du kích trở thành những lực lượng vũ trang hùng hậu bao gồm
dân quân tự vệ, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực với những đơn vị
tập trung ngày càng lớn mạnh; từ chỗ chỉ có các đơn vị bộ binh trang
bị kém, qua quá trình phát triển, lực lượng vũ trang Việt Nam đã thành
những lực lượng vũ trang có nhiều binh chủng và quân chủng, trang bị
ngày càng hiện đại, cùng toàn dân tiến hành Cách mạng Tháng Tám
thành công, đánh bại quân đội xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.