LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 4 - Trang 347

Mỹ. Một trong những nguyên nhân của thành công đó là bởi lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam đã được xây dựng theo một đường lối
đúng đắn và bằng những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của
đất nước.

1. Tư tưởng vũ trang toàn dân

Kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc Việt

Nam, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vũ trang
quần chúng và xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của giai cấp
vô sản, trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng, Đảng chủ trương động viên toàn dân,
vũ trang toàn dân, đề ra hình thức tổ chức lực lượng vũ trang thích
hợp. Đó là hình thức tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ
quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Hình thức đó thể hiện
đường lối vũ trang quần chúng cách mạng đi đôi với xây dựng quân
đội nhân dân của Đảng.

Ngay từ khi nới ra đời, Đảng đã đề ra chủ trương “vũ trang cho

công - nông”, đã nêu lên sự cần thiết phải “tổ chức đội tự vệ công
nông để chống lại khủng bố trong lúc tranh đấu”...

11

, và chủ trương sau

khi giành được chính quyền, thì thành lập “quân đội công, nông”.
Trong Nghị quyết về đội tự vệ, được thông qua tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ nhất, Đảng nhấn mạnh: “Nếu không huấn luyện
quần chúng về đường quân sự;

Nếu không sớm liệu dự bị võ trang quần chúng thì cách mạng

không thành công được”

12

. Đại hội một lần nữa khẳng định vai trò

quan trọng của đội tự vệ công - nông, chỉ rõ: “Tự vệ đội càng mạnh thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.