Đảng đã chủ trương trên cơ sở của lực lượng chính trị mà xây dựng
lực lượng vũ trang quần chúng song song với việc xây dựng quân đội
cách mạng. Trong quá trình khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du
kích cũng như trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, mặc dù mức
độ ở từng địa phương có khác nhau, nhưng nhìn chung, Đảng đã kết
hợp sử dụng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, cả lực lượng
vũ trang quần chúng và lực lượng quân đội cách mạng để giành chính
quyền địa phương cũng như trên toàn quốc. Trong Cách mạng Tháng
Tám, lực lượng chính trị của nhân dân, gồm đông đảo quần chúng
cách mạng không vũ trang và có sĩ trang là lực lượng chủ yếu quyết
định thành công của Cách mạng. Đồng thời, lực lượng của Việt Nam
Giải phóng quân và các đội du kích địa phương đóng một vai trò rất
quan trọng. Điều đó cho thấy giá trị các chủ trương của Đảng trong chỉ
đạo thực tiễn.
2. Tư tưởng về thiết tập quân đội chính quy
Cách mạng Tháng Tám thành công, quán triệt quan điểm của V.I.
Lênin về xây dựng quân đội thường trực kiểu mới của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Đảng đã nhanh chóng phát triển và củng cố Việt Nam giải phóng
quân. Sau đó, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn
rồi Quân đội quốc gia và từ năm 1950, lấy tên là Quân đội nhân dân Việt
Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đi đôi với việc
tăng cường xây dựng quân đội thường trực của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (bao gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương), Đảng chủ
trương củng cố và phát triển dân quân tự vệ, tức là lực lượng của đông đảo
quần chúng được vũ trang thường xuyên và có tổ chức ở cơ sở, không thoát
ly sản xuất.