tức là có điều kiện thuận tiện để sau này tổ chức du kích chiến tranh,
võ trang bạo động”
13
. Đồng thời, Đảng chủ trương thành lập “đội tự vệ
công nông thường trực”, coi đó là “một tổ chức có tính chất bán quân
sự”
14
để cùng quần chúng “chuẩn bị những điều kiện cần thiết sau này,
sẽ hóa thành những bộ phận tiên tiến, chỉ huy trong các du kích đội
trong cuộc võ trang bạo động cướp chính quyền, trong Hồng quân của
Nhà nước xôviết công nông”.
Trong thời kỳ trực tiếp chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
(1940 - 1945), qua kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc khởi nghĩa Bắc
Sơn và Nam Kỳ, Đảng đã nhận thức sâu sắc quy luật của khởi nghĩa
vũ trang ở Việt Nam, đó là: ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến,
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khởi nghĩa vũ trang phải bắt đầu từ khởi
nghĩa từng phần và chiến tranh du kích ở nông thôn. Trong hoàn cảnh
lịch sử trong nước và quốc tế lúc bấy giờ, có thể tiến lên tổng khởi
nghĩa ở cả nông thôn và thành thị khi có thời cơ thuận lợi. Vận dụng
quy luật đó, đi đôi với chủ trương mở rộng và củng cố các đội tự vệ
chiến đấu ở khắp nông thôn và thành thị, Đảng đã chủ trương thành
lập “các đội du kích chính thức” ở những nơi có điều kiện để cùng
toàn dân đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, phát động khởi nghĩa
từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, tiến tới tổng khởi nghĩa khi
điều kiện chín muồi. Chính vì vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy
của Đảng (1940) đã quyết định thành lập Đội du kích Bắc Sơn, tiền
thân của các đơn vị Cứu quốc quân. Đến Hội nghị Trung ương lần thứ
tám (1941), Đảng chủ trương “tổ chức Việt Nam nhân dân cách mạng
quân và võ trang dân chúng”
15
.
Theo phương hướng đó, cuối năm 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh
đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Việt Nam giải phóng quân chính thức
được thành lập. Đến đây, quan điểm vũ trang quần chúng và xây dựng
quân đội cách mạng của Đảng đã có bước phát triển mới. Điểm mới
của nó là, đi đôi với việc đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị,