trang tại chỗ, rộng rãi, hùng hậu với xây dựng những binh đoàn chủ lực, cơ
động, tác chiến chính quy và hợp đồng binh chủng... vừa phù hợp với quy
luật chung, vừa phù hợp với quy luật đặc thù của chiến tranh giải phóng ở
Việt Nam. Công tác xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân được bảo
đảm trên cơ sở sự cân đối giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân du kích, tự vệ. Sự cân đối đó phù hợp với sự phát triển của đấu tranh
vũ trang, với vị trí chiến lược của từng thứ quân và sự phát triển hùng hậu
của lực lượng chính trị quần chúng trong từng thời kỳ, trên từng chiến
trường cũng như trên địa bàn cả nước, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng
chiến.
Cơ cấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân được cấu trúc theo
kiểu hình nón. Trong đó, vành nón là hàng triệu dân quân du kích, tự
vệ gắn liền với lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến; phần thân
nón là bộ đội ta phương gắn liền với sức mạnh và tiềm năng của tỉnh,
thành phố, thị xã, huyện, quận; phần chóp nón là bộ đội chủ lực, tiêu
biểu về sức mạnh của dân tộc, của cả nước và cả chế độ. Sự cân đối
giữa ba thứ quân còn là sự cân đối giữa lực lượng cơ động và lực
lượng tại chỗ trên cả nước cũng như trên từng chiến trường theo từng
thời kỳ.
Những năm 1948 - 1949, ta phát triển chiến tranh du kích trong
vùng tạm bị chiếm. Đến giai đoạn đẩy mạnh kháng chiến, Đảng chủ
trương phân tán bộ đội chủ lực, giảm bớt lực lượng cơ động, phát triển
lực lượng dân quân du kích, tăng cường lực lượng tại chỗ để tiến công
tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch. Ngược lại, đến giai đoạn đẩy mạnh
tiêu diệt lực lượng chiến lược của địch, Đảng chủ trương tăng cường
lực lượng cơ động, phát triển bộ đội chủ lực để tiến công các binh
đoàn, tập đoàn quân của đối phương trên chiến trường, theo phương
thức đôn quân: dân quân, du kích thành bộ đội địa phương; bộ đội địa
phương thành quân chủ lực; tổ chức tập trung các đơn vị lẻ độc lập để
thành lập các đại đoàn, trung đoàn chủ lực mạnh của bộ, giảm lực
lượng tại chỗ, hoặc xây dựng các đơn vị chủ lực mới.