trong các giai đoạn phát triển của Cách mạng. Đó cũng là quá trình
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với thực tiễn đấu tranh cách
mạng của Việt Nam, nâng cao giác ngộ giai cấp, giác ngộ dân tộc,
nâng cao tinh thần yêu nước, giác ngộ cộng sản chủ nghĩa và tinh thần
quốc tế vô sản, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, xây dựng tư
tưởng vô sản. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao tinh thần tự lập tự
cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của lực lượng vũ trang nhân
dân.
Vì thế, trong quá trình xây dựng quân đội, Đảng luôn coi trọng
công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng bộ đội trong mọi tình
huống khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Tháng 8 năm 1951, Tổng
Quân ủy triệu tập Hội nghị Tuyên huấn toàn quân lần thứ nhất, xác
định trọng tâm giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ là: nhận rõ thù, bạn và ta,
nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp và dân tộc, xây dựng tư tưởng kháng
chiến và lâu dài gian khổ và một lòng tin tưởng nhất định thắng lợi rèn
luyện tư tưởng tự lực tự cường. Vượt mọi khó khăn, nâng cao ý chí
tranh đấu bền bỉ. Hội nghị Trung ương lần thứ ba tháng 4 năm 1952
một lần nữa đã chỉ rõ: Phải giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng cho
cán bộ và đội viên, làm cho họ có lập trường rõ rệt, chắc chắn, tức là
lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Bằng những đợt sinh hoạt chính trị, Đảng đã giáo dục cho cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân hiểu rõ mục tiêu chiến đấu;
phân rõ bạn, thù để hiểu rõ bản chất và nhiệm vụ quân đội nhân dân;
nâng cao lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quốc tế, củng cố đoàn
kết, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết
thắng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất của Tổ quốc,
vì hạnh phúc của nhân dân.
Đảng ra sức xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống các
cơ quan thực hiện công tác chính trị, bao gồm các chính ủy (hay chính
trị viên) và cơ quan chính trị các cấp Chính ủy, chính trị viên cũng như
cán bộ chỉ huy quân sự các cấp đều là thủ trưởng của đơn vị. Họ cùng