nêu luận điểm người trước, súng sau, “tinh thần của con người phải
truyền qua súng”
33
. Quán triệt quan điểm trong quá trình lãnh đạo và
kháng chiến, Đảng thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng chính
trị quần chúng hùng hậu gắn liền với tổ chức xây dựng và phát triển
lực lượng vũ trang cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn
có đội vũ trang mạnh, trước hết phải có đội quân tuyên truyền mạnh,
đội quân chính trị phải vững vàng... Muốn đánh thắng Pháp - Nhật thì
ai vác súng, ai là người tự giác tự nguyện đứng dậy làm cách mạng.
Đó là quảng đại quần chúng, cho nên ta phải tuyên truyền vận động
quần chúng.
Sự vững mạnh về chính trị là cơ sở quan trọng để xây dựng
vững mạnh các mặt khác của lực lượng vũ trang ba thứ quân. Vì vậy,
vấn đề coi trọng giáo dục bản chất giai cấp công nhân, quan điểm,
đường lối của Đảng, mục tiêu chiến đấu cho lực lượng vũ trang ba thứ
quân... là cần thiết. Như thế, quân đội nhân dân Việt Nam cần dựa trên
cơ sở đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, độc lập, tự chủ
của Đảng để tổ chức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ
quân. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “bao giờ cũng phải làm theo hai
khẩu hiệu mà nó là cái mục đích của anh em: Trung với nước, hiếu với
dân”
34
.
Từ nhận thức, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém, trong quá trình xây dựng lực
lượng vũ trang ba thứ quân, Đảng ta đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ chính trị về phẩm chất và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ được giao. Trong thư gửi Hội nghị Chính trị viên toàn quân
lần thứ hai tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Tư cách của
chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội... Đối với bộ đội,
chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người
anh, hiểu biết như một người bạn”
35
.