cầu kinh tế, Đảng đã rất chú trọng việc xây dựng hậu phương nhà
nước với hậu phương quân đội, đồng thời, từng bước xây dựng hệ
thống công nghiệp quốc phòng và hệ thống giao thông thích hợp với
yêu cầu chiến đấu của quân đội, điều kiện thực tế của đất nước, sát
hợp khả năng, trình độ chỉ huy và quản lý của Quân đội nhân dân Việt
Nam.
Đảng rất coi trọng việc lãnh đạo và định hướng cho công tác
huấn luyện quân sự - một trong những vấn đề có tầm quan trọng quyết
định đối với việc nâng cao chất lượng chiến đấu và trình độ sẵn sàng
chiến đấu của quân đội, từ đó có những định hướng đúng đắn cho
công tác huấn luyện quân sự, làm cho huấn luyện phù hợp với nhiệm
vụ quân sự, với đường lối quân sự và yêu cầu của nghệ thuật quân sự,
với tình hình thực tế của địch và ta trong từng thời kỳ. Đảng chủ
trương lấy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong tình trạng kém hẳn
địch về tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất - kỹ thuật, phát huy ưu thế
của chế độ xã hội chủ nghĩa để đánh thắng quân đội xâm lược của
những nước đế quốc, thế lực phản động không những đông hơn về số
lượng mà còn được trang bị bằng vũ khí và phương tiện chiến tranh
hiện đại hơn. Đó là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa chính trị,
tư tưởng và tổ chức; giữa số lượng và chất lượng; giữa con người và
vũ khí, chính trị và kỹ thuật, khoa học quân sự và phương tiện chiến
tranh; biện pháp tổ chức và cách đánh. Đồng thời, luôn đề cao và phát
huy hiệu lực của công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng
vũ trang nhân dân.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện quân đội. Chỉ có thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng thì
quân đội mới đi đúng định hướng chính trị, làm tròn nhiệm vụ cách
mạng trong mọi tình huống. Sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng
vũ trang biểu hiện tập trung trên các mặt: phải quán triệt đường lối,
nhiệm vụ cách mạng của Đảng, làm cho quân đội giữ vững bản chất
cách mạng, bản chất giai cấp công nhân, thực sự là công cụ bạo lực