trương phối hợp chặt chẽ với nước bạn đẩy mạnh tiến công tiêu diệt địch,
giải phóng đất đai; đồng thời phá kế hoạch “bình định” ở chiến trường miền
Nam.
Theo phương hướng đó, lực lượng vũ trang giải phóng Việt Nam
phối hợp với lực lượng vũ trang Lào và Campuchia hành động kiên quyết,
dũng cảm, giành thắng lợi quyết định ở chiến trường Campuchia, ở Lào
36
và ở Nam Việt Nam.
Phát huy thắng lợi đã giành được trong năm 1970, những tháng đầu
năm 1971, quân giải phóng tiến hành thắng lợi chiến dịch phản công có ý
nghĩa chiến lược, đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 - một cuộc hành
quân nhằm đánh chiếm Sêpôn, phá tận gốc đường vận chuyển chiến lược
Bắc - Nam, chia cắt ba nước Đông Dương và thử nghiệm công thức chiến
lược: quân đội Sài Gòn (bộ binh) + hoả lực + hậu cần Mỹ. Đây là cố gắng
quân sự cao nhất của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong giai đoạn Việt Nam
hoá chiến tranh. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào đã chấm dứt thời kỳ mà
ở đó, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tổ chức các cuộc hành quân quy mô lớn
tiến công và phản kích ra vòng ngoài trên chiến trường 3 nước Đông
Dương.
Thắng lợi to lớn, toàn diện của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
trong 2 năm 1970, 1971 đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân miền
Nam mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, năm nước Mỹ bước vào
cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới. Đây là thời điểm rất
nhạy cảm trong đời sống chính trị nước Mỹ mà bộ não lãnh đạo cách mạng
Việt Nam cần phải và có thể lợi dụng để làm thay đổi cục diện chiến tranh.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 bắt đầu từ ngày 30-3-1972,
bằng 3 chiến dịch tiến công của quân chủ lực ta trên 3 hướng (Đường 9 -
Trị Thiên, bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), kết hợp với các chiến dịch tiến
công tổng hợp (ở đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Khu 5). Thời gian mở
màn, hướng tiến công, quy mô sử dụng lực lượng và cường độ của cuộc
tiến công chiến lược đã khiến Mỹ và quân đội Sài Gòn bất ngờ, choáng