Về nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa, hậu phương ở miền Nam trước
đây, Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng l-1975 chỉ rõ: phải làm tốt
công tác bố phòng chống địch, bố trí lực lượng vũ trang địa phương
một cách hợp lý, xây dựng làng đã chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu đánh
bại mọi cuộc càn quét bằng bộ binh hoặc các cuộc tập kích bằng biệt
kích, bằng đổ bộ đường không của địch, đưa các lực lượng vũ trang
luân phiên ra phía trước tham gia chiến đấu.
Công tác chiến đấu bảo vệ căn cứ địa, hậu phương không chỉ
có hoạt động phòng thủ, mà trong đó đã bao hàm tư tưởng tích cực
tiến công. Đó chính là tư tưởng quân sự về bảo vệ gắn với tích cực
tiến công đánh phá và thu hẹp hậu phương của địch, biến hậu phương
địch thành tiền phương cách mạng. Hoạt động tiến công hậu phương
địch một mặt buộc chúng phải phân tán đối phó, không thể tập trung
lực lượng đánh phá căn cứ địa, hậu phương của ta; mặt khác, sẽ hạn
chế việc vơ vét tài nguyên, vật lực và nhân lực phục vụ cho chính sách
"lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”
của đế quốc Mỹ.
Quán triệt tư tưởng trên đây, trong thời kỳ Cách mạng Tháng
Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa đi
đôi với chiến đấu để mở rộng căn cứ địa. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, phương châm cơ bản để bảo vệ vùng tự do của
ta là đẩy mạnh mọi hoạt động tiến công vào vùng sau lưng địch, phát
triển chiến tranh du kích; đồng thời, tích cực chiến đấu bảo vệ vùng tự
do khi bị tiến công. Nhờ vậy mà các vùng tự do của ta được giữ vững
và củng cố, những căn cứ du kích và khu du kích không ngừng xuất
hiện sau lưng địch, hậu phương của quân cách mạng ngày càng mở
rộng, còn hậu phương của địch thì ngày càng bị thu hẹp.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân thù đánh phá
căn cứ địa, hậu phương của ta càng quyết liệt hơn, nhằm mục đích
không chỉ thủ tiêu cơ quan đầu não, tiêu diệt các lực lượng kháng