LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 264

Chương VI

TƯ TƯỞNG PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT

TOÀN DÂN, KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH

THỜI ĐẠI

Trong lịch sử của bất cứ quốc gia - dân tộc nào, tính chất toàn dân

tộc hay sự đoàn kết giữa các bộ phận quốc gia - dân tộc đều là kết quả của
một quá trình lâu dài, trong đó mỗi thành viên của dân tộc phải hợp tác với
các thành viên khác để giải quyết những vấn đề chung. Cùng lúc đó, sự
chia rẽ và bất đồng trong nội bộ một xã hội thường đến từ mâu thuẫn không
thể giải quyết nổi giữa lợi ích của nhóm xã hội hay của cá nhân với các
nhóm khác, các cá nhân khác hay của toàn xã hội. Do đó, một quốc gia
muốn đoàn kết thành một khối thống nhất, vững mạnh, buộc phải thực hiện
cùng lúc ba nhiệm vụ: Một là, phối hợp các lực lượng xã hội trong các hoạt
động cộng đồng - quốc gia để vừa dựng nước vừa giữ nước, vừa phát triển
xã hội, vừa chống lại kẻ thù xâm lược. Hai là, thực hiện các chính sách cổ
vũ khối đại đoàn kết toàn dân cũng như liên tục đề cao và vận động các
thành viên quốc gia có ý thức về chỉnh thể quốc gia - dân tộc. Ba là, thanh
trừ các nhóm có xu hướng phá vỡ khối đoàn kết dân tộc. Từ mối quan hệ
đặc biệt giữa quân và dân trong lịch sử quân sự Việt Nam, cũng như từ tính
nhân dân sâu sắc
của quân đội Việt Nam qua các thời kỳ, tư tưởng phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân,
mà trong thời hiện đại phát triển lên
với tư tưởng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là một trong
những bộ phận quan trọng bậc nhất trong kho tàng tư tưởng quân sự việt
Nam từ cổ, trung đến hiện đại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.