người lãnh đạo xã hội mới, cũng cho thấy tư cách của một chính phủ thực
sự, đại diện cho dân tộc Việt Nam độc lập, tự do.
Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng nên chính
quyền tay sai và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành
căn cứ quân sự của Mỹ, nhằm chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, ngăn
chặn làn sóng cách mạng thế gian, dẫn đến cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân
tộc Việt Nam anh hùng với đế quốc Mỹ - thế lực hiếu chiến lớn mạnh và
tàn bạo nhất thời đại. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ là thử thách lớn
nhất đối với dân tộc Việt Nam.
Cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ đe dọa thủ tiêu những thành quả
cách mạng mà nhân dân Việt Nam đã giành được, đưa dân tộc Việt Nam trở
lại ách nô lệ dưới hình thức mới. Lúc đầu, các lực lượng tiến bộ không
tránh khỏi nghi ngại và lo âu cho nhân dân Việt Nam trong một cuộc chiến
không cân sức, trước một kẻ địch có sức mạnh quân sự và kinh tế hùng
hậu. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa cùng chung lý tưởng với Việt
Nam, nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam,
nhưng cũng có nước khuyên ta nên tập trung xây dựng kinh tế hoặc "trường
kỳ mai phục để chờ thời cơ thuận lợi. Sự lo lắng này không phải không có
cơ sở. Đế quốc Mỹ có thế mạnh tuyệt đôi về quân sự, kinh tế, thậm chí cả
về chính trị. Nhưng họ tiến vào Đông Dương mà không hiểu biết về Đông
Dương. Chỉ có dân tộc Việt Nam, với tất cả sức mạnh tiềm tàng và hiện có
bấy giờ mới dám hiên ngang chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử đó với tinh
thần quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một", "Không có
gì quý hơn độc lập, tự do", "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước
Việt Nam thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi"; đó là chân lý, là
khẩu hiệu, là mệnh lệnh chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam. Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thức tỉnh lòng yêu nước,
khơi dậy và cổ vũ ý thức dân tộc tiềm ẩn ở mỗi người Việt Nam, phát
triển nó thành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng