và cuối cùng là chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là
trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là biểu tượng của ý chí
quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Việt Nam: Chiến đấu vì độc
lập, tự do của dân tộc và vì nền hòa bình thế giới. Trước bối cảnh
trong nước và quốc tế lúc đó, chiến dịch Điện Biên Phủ có một vị trí
hết sức quan trọng. Đây là cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn
diện nhất giữa quân đội Việt Nam và quân đội Pháp. Khi bước vào
chiến dịch này, quân đội và nhân dân Việt Nam đứng trước muôn vàn
khó khăn tưởng chừng không thể nào vượt qua nổi. Làm thế nào có
thể cung cấp đầy đủ lương thực, vũ khí, đạn dược cho một binh lực
lớn ở ra hậu phương hàng 500 - 700km, trong một thời gian dài và
trong điều kiện thời tiết, giao thông vận tải cực kỳ khó khăn, lại bị
địch thường xuyên bắn phá?
Chính trong những khó khăn, khắc nghiệt đó, ý thức dân tộc,
truyền thống yêu nước, ý chí và quyết tâm chiến đấu của nhân dân
Việt Nam, vì độc lập, tự do của Tổ quốc lại được tôi luyện và phát huy
mạnh mẽ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nêu
cao tinh thần "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết", "Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả cho chiến thắng", nhân dân cả nước, từ vùng tự do, cũng
như trong các vùng tạm bị chiếm đều hăng hái tự nguyện đóng góp
sức người, sức của, sẵn sàng hy sinh hết thảy vì độc lập, tự do. Cả
nước ra trận, cả dân tộc, từ đồng bào người Kinh đến đồng bào các
dân tộc thiểu số, từ thanh niên, phụ nữ đến người già, trẻ nhỏ đều tham
gia đánh giặc, cứu nước bằng trí tuệ, lòng dũng cảm và bằng mọi
phương tiện sẵn có của mình. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp,
sức mạnh của hậu phương lại được phát huy cao độ, đặc biệt trong
chiến dịch Điện Biên Phủ. Cả hậu phương rộng lớn của đất nước, từ
vùng tự do Việt Bắc. Liên khu III, Liên khu IV, vùng mới giải phóng
Tây Bắc, vùng du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, vùng
mới giải phóng ở Thượng Lào đều dồn sức người, sức của cho chiến