LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM - TẬP 5 - Trang 43

III. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, TINH THẦN ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP, TỰ DO VÀ

TƯ TƯỞNG QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG TRONG BA MƯƠI NĂM CHIẾN TRANH

CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM (1945-1975)

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, chỉ ít ngày sau giặc Pháp

đã tái xâm lược Đông Dương. Hàng nghìn quân Pháp được quân Anh giúp
sức đã đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
lần thứ hai. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng mượn cớ giải giáp quân
Nhật cũng đã tiến vào nước Việt Nam. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
vừa ra đời đã phải đứng trước một thử thách "ngàn cân treo sợi tóc". Dân
tộc Việt Nam lại bước vào tình thế "một cổ đôi tròng". Lợi dụng Việt Nam
đang chồng chất khó khăn, bè lũ đế quốc "định hãm ta trong thế cô độc,
buộc ta phải đánh với nhiều kẻ thù một lúc". Để giữ vững hòa bình, chuẩn
bị kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương hòa hoãn nhân
nhượng, tập trung ngọn lửa đấu tranh vào kẻ thù nguy hiểm nhất. Với quân
Tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện", hòa
hoãn với quân Tưởng và bọn tay sai để tập trung lực lượng chống Pháp, giữ
vững chính quyền cách mạng. Sau đó lại hòa với Pháp để đẩy quân Tưởng
về nước và mong muốn giải quyết cuộc xung đột Việt - Pháp bằng con
đường hòa bình, nếu không thành cũng kéo dài thêm thời gian để chuẩn bị
kháng chiến. Để bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được, nhân dân Việt
Nam đã phải chấp nhận chiến đấu chống thực dân Pháp. Một lần nữa nhân
dân Việt Nam buộc phải đứng lên cầm vũ khí chống ngoại xâm. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Bọn thực dân Pháp phải biết rằng: dân Việt Nam
không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần
phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để
giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.