Từ năm 1930 đến năm 1945, những cao trào cách mạng thới
xuất hiện, trở thành những cuộc tổng diễn tập để tiến tới cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945. Ý thức dân tộc Việt Nam từng bước
phát triển, trưởng thành. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra như khởi
nghĩa Bắc Sơn (9-1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11-1940) và khởi nghĩa
Đô Lương (1-1941) báo hiệu một thời kỳ cách mạng mới: thời kỳ
những cuộc khởi nghĩa từng phần có thể nổ ra để chuẩn bị cho cuộc
tổng khởi nghĩa trong cả nước. Trong thời kỳ này, nhiều chiến sĩ cộng
sản đã dấn thân vào con đường cách mạng, chấp nhận hy sinh, tù đày
vì sự nghiệp cứu nước. Các liệt sĩ cách mạng Trần Phú, Lê Hồng
Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai... đã
"giữ vững chí khí chiến đấu" đến hơi thở cuối cùng.
Biết bao chiến sĩ yêu nước đã hy sinh anh dũng vì nền độc lập.
Ngày 27-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Mặt trận Việt Minh được thành lập, chủ trương
tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Đây là thời kỳ
động viên quần chúng sôi nổi, mạnh mẽ, phát triển lực lượng chính trị
sâu rộng ở nông thôn và thành thị, đồng bằng và rừng núi, kết hợp
phát triển lực lượng vũ trang, chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi
nghĩa. Ngọn lửa cách mạng bốc cao chưa từng thấy, tinh thần dân tộc
được huy động mạnh mẽ. Những điều kiện chủ quan và khách quan đã
hoàn toàn chín muồi. Đảng và Mặt trận đã lãnh đạo nhân dân chớp
thời cơ, tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa bàn thắng. Cuộc Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945 là thể hiện ý chí "Dù
phải đốt cháy có dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do
độc lập". Những đoàn người đủ các tầng lớp, tay cầm cờ đỏ sao vàng,
cùng vũ khí thô sơ, gậy gộc, dao kiếm, miệng hô những khẩu hiệu
cách mạng, tràn lên áp đảo vũ khí và binh lính Nhật; đó là hình ảnh
tiêu biểu của Cách mạng Tháng Tám. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám, Đảng đã động viên toàn thể nhân dân Việt Nam từ Bắc
chí Nam, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, trên nền