LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 7

Vài lời thưa trước


Vào khoảng năm 1960, cụ Nguyễn Hiến Lê mua trọn bộ Lịch sử văn minh
của của Will Durant

[1]

, bản Pháp dịch do nhà Rencontre - Thuỵ Sĩ xuất

bản. Năm 1970, cụ dịch cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, sau đó cụ dịch thêm
các cuốn Lịch sử văn minh Ả Rập, Nguồn gốc văn minhLịch sử văn
minh Trung Hoa
. Bốn cuốn đó đều nằm trong tập I: Di sản phương Đông.

Theo cụ Nguyễn Hiến Lê thì tác giả soạn xong tác tập Di sản phương
Đông
, tức tập Our Oriental Heritage

[2]

vào năm 1935

[3]

, lúc đó người

Anh còn đô hộ Ấn Độ. Đến ngày 15 tháng 8 năm 1947, Anh trao trả độc
lập cho Ấn Độ nhưng tách Ấn Độ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo
Ấn Độ giáo là Ấn Độ; một có đa số dân theo Hồi giáo là Pakistan, nước này
gồm hai phần: phần phía đông Ấn Độ gọi là Đông Pakistan (năm 1971
tuyên bố độc lập, trở thành nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh), phần
phía tây Ấn Độ gọi là Tây Pakistan (Cộng hòa Hồi giáo Pakistan ngày nay)

[4]

. Do vậy ta nên hiểu Ấn Độ trong cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ này

gồm cả ba nước Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. Các địa danh được nêu
trong sách như Lahore, Karachi, Mohenjo Daro, Peshawer, Sindh… nay
đều thuộc Pakistan; xứ Bengal thì gồm một phần là Tây Bengal nay thuộc
Ấn Độ, một phần là Đông Bengal nay là nước Bangladesh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.