LỊCH SỬ VĂN MINH ẤN ĐỘ - Trang 9

Népal từ năm 1923, nhưng tôi ngờ rằng tác giả xem Népal cũng thuộc về
Ấn Độ vì trong Tiết IV – Chương V, tác giả viết: “Ở Ấn Độ nơi nào cũng
thấy dấu vết của sự thờ phụng sinh thực khí đó: khi thì là dương vật ở trong
các đền ở Népal, Bénarès, vân vân…”

[6]

. Mà ở Népal thì có các địa danh

liên quan đến Đức Phật Thích Ca được đề cập trong sách như Kapilavastu
(Ca Tì La Vệ), Lumbini (Lâm Tì Ni)… Vì nguyên tác cuốn Lịch sử văn
minh Ấn Độ
có nhan đề là India and her neighbors (Ấn Độ và các xứ láng
giềng), cho nên ta cũng có thể nói rằng tác giả sắp Népal vào các xứ láng
giềng gần xa của Ấn Độ như Afganistan (A Phú Hãn), Tích Lan, Tây Tạng,
Miến Điện, Xiêm, Cao Miên, Java… Theo tác giả thì “Khi các tôn giáo Ấn
Độ vượt biên giới và các eo biển mà truyền qua Tích Lan, Java, Cao Miên,
Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng, Khotan, Turkestan, Mông Cổ, Trung Hoa,
thì nghệ thuật Ấn cũng lan tràn vào các xứ đó”

[7]

, và ông dành trọn một

tiết để nói về kiến trúc các xứ Tích Lan, Miến Điện, Xiêm, Cao Miên, Java.
Ông bảo: “Thật lấy làm lạ ngôi chùa Phật lớn nhất – có vài nhà chuyên
môn cho là ngôi đền lớn nhất thế giới nữa – không phải ở trên đất Ấn mà ở
trên đảo Java”, tức chùa Borobudur, và “chỉ có một đền Ấn là vĩ đại hơn
chùa Borobudur mà đền đó cũng ở xa Ấn Độ, bị rừng rậm che lấp trong
mấy thế kỉ”, tức đền Angkor Wat (Đế Thiên) ở Cao Miên

[8]

.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.