Lạp (chthes), với âm h, f, g hoặc v La Tinh (heri, hôm qua), với âm k hoặc
g Đức (gestern, hôm qua), với âm g hoặc y Anh (yesterday, hôm qua),
4. Âm t Sanscrit (như trong từ tar, xuyên qua) ứng với âm t Hi Lạp (terma,
tận cùng), âm t La Tinh (terminus, tận cùng), âm d Đức (durch, xuyên qua),
âm th hoặc d Anh (through, xuyên qua),
5. Âm d Sanscrit (như trong từ das, mười) ứng với âm d Hi Lạp (deka,
mười), âm d La Tinh (decem, mười), âm z Đức (zehn, mười), âm t Anh
(ten, mười),
6. Âm dh hoặc h Sanscrit (như trong từ dha, đặt) ứng với âm th Hi Lạp (thi-
t-emi, tôi đặt), với âm f, âm d hoặc âm b La Tinh (fa-cere, làm), với âm t
Đức (tun, làm), âm d Anh (do, làm),
7. Âm p Sanscrit (như trong từ patana, lông chim) ứng với âm ph Hi Lạp
(pherein, cánh chim), với âm p La Tinh (penna, lông chim), với âm v hoặc
âm f Đức (feder, lông chim), với âm f hoặc âm b Anh (feather, lông chim),
8 Âm bh Sanscrit (như trong từ bhri, mang) ứng với âm ph Hi Lạp
(pherein, mang), với âm f hoặc b La Tinh (fero, tôi mang), với âm p, âm f
hoặc âm ph Đức (fahren, mang), với âm b hoặc âm p Anh (bear, mang,
birth, sanh đẻ, brother, anh) vân vân.
[Tôi theo bản tiếng Anh để sửa các chữ in sai. (Goldfish)].
Tương truyền là của Zoroastre.
Nếu kinh đó ngày nay được ngâm hoặc được tụng như hồi xưa chứ
không đọc thầm thì chất thơ trong kinh giữ được trọn mà có ảnh hưởng tới
tâm hồn người ta mạnh như hồi xưa.
Đó chỉ là một cách phân chia, còn nhiều cách khác nữa. Ngoài những
giải thích trong phần Brahmana và Upanishad, các học giả Âu còn thêm
nhiều bình giải ngắn có hình thức cách ngôn, gọi Sutra (kinh, nghĩa gốc có
nghĩa là sợi chỉ, do tiếng sanscrit siv là khâu). Những Sutra đó tuy không có
tính cách thiên khải hoặc linh cảm, nhưng cũng được tôn trọng lắm vì là
một truyền thống cổ. Nhiều câu ngắn quá, cô động quá, rất khó hiểu, có thể
coi là những lời tóm tắt học thuyết, áp dụng thuật kí ức giúp cho người học
dễ nhớ. [Sutra thường dịch là kinh].
Không ai biết được cái số lượng vĩ đại thơ, huyền thoại, thần chú, nghi lễ,