CHƯƠNG II : THỜI KỲ THỐNG NHẤT
BÀI 4 : DÒNG LÊ PHỤC HƯNG
A) THỜI KỲ CƯỜNG THỊNH : TỪ LÊ THÁI-TỔ ĐẾN LÊ
HIẾN-TÔNG (1428-1504)
Lê Thái-tổ : Để hoà với nhà Minh, Bình-Định-vương (Lê-Lợi) tôn
Trần-Cao lên làm vua, lấy hiệu là Thiên-khánh. Khi chiến tranh chấm dứt,
Trần Cao bỏ trốn vào châu Ngọc-ma (thuộc phủ Trấn-ninh) nhưng bị quan
quân bắt về, phải tự thắt cổ mà chết.
Trần-Cao chết rồi, Bình-Định-vương lên ngôi hoàng-đế, tức Lê Thái-tổ,
niên hiệu Thuận-thiên, quốc hiệu là Đại-Việt
đóng đô ở Đông-kinh (Hà-
nội).
Khi đầu, nhà Minh không phong cho Lê Thái-tổ, bắt tìm con cháu nhà
Trần. Vua Thái-tổ bảo các quan viên và phụ lão trong nước làm tờ khai
« con cháu nhà Trần không còn ai ». Nhà Minh mới chịu phong Vương cho
Ngài. Từ đấy cứ 3 năm, một lần Đại-Việt phải cống nhà Minh hai người
vàng gọi là « Đại thân kim nhân »
. Xử trí như vậy chỉ vì Bình-Định-vương
muốn ôn hoà, tránh họa chiến tranh. Chứ thực ra người Tàu vẫn không xâm
phạm vào chủ quyền Đại-Việt.
Sau khi thăng thưởng cho các công thần, Lê Thái-tổ sửa sang mọi việc :
Việc học : Đặt trường Quốc-tử-giám ở Kinh-đô ; đặt thầy dạy học ở các
Phủ lộ. Mở khoa thi « Minh kinh » chọn nhân tài giúp nước.
Tôn giáo : Những người theo đạo Phật, đạo Lão, phải thi Kinh Điển
của đạo ấy. Ai thi trúng mới được phép làm tăng, đạo-sĩ… Thi hỏng phải về
tục làm ăn.
Pháp luật : Hình luật trong nước được sửa lại theo nhà Đường : đặt tội
xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu, tội tử
. Những người thuộc hạng Bát nghị
,
những người già từ 70 trở lên, trẻ từ 15 tuổi trở xuống, khi có tội được xét