hôn, đã nhận lễ hỏi, phải chọn ngày cho rước dâu, không được để lâu 3, 4
năm. Ngoài ra Thánh-tông đặt 24 điều, sức dân xã thường thường giảng đọc
để giữ lấy thói tốt.
Địa-dư : Thánh-tông sai quan các Đạo vẽ địa-đồ sông núi và ghi chép
sự tích, rồi gửi về bộ Hộ để soạn Địa-dư nước ta.
Sử-ký : Thánh-tông sai Ngô sĩ-Liên viết bộ Đại-việt sử-ký chia làm 2
bản : Một bản kể từ Hồng-bàng đến Thập-nhị-sứ-quân (có 5 quyền) ; một
bản từ Đinh tiên-hoàng đến Lê Thái-tổ (10 quyển).
Văn học : Thánh-tông thường ra làm chủ các kỳ thi Đình, lập ra lệ
Xướng danh tiến-sĩ, và lệ Vinh quy. Mở rộng nhà Thái-học, phía trước làm
văn-miếu, phía sau làm nhà Thái-học, có cả phòng ốc để sinh-viên ở học.
Thánh-tông thích ngâm vịnh, cùng 28 văn-thần thành lập hội Tao-đàn,
soạn ra nhiều tác-phẩm bằng văn nôm
. Lúc Thánh-tông đi đánh Chiêm-
thành, Lão-qua và các Mường về, viết ra quyển « Thân chinh ký sự ».
Võ công : Thánh-tông nói : phàm một nước cường thịnh phải có vũ bị.
Ngài bắt các quan tổng-binh chăm tập trận đồ, luyện sĩ tốt. Ngài đổi 5 vệ
quân ra làm sáu Sở, mỗi Sở độ 400 quân. Cả thảy chừng 70.000 người : một
phần giữ trật tự trong nước, một phần phòng bị dọc biên cương.
Thánh-tông đặt ra quân lính để tập thuỷ bộ trận (thuỷ có 31 Điều, bộ 42
Điều). 3 năm một kỳ thi võ. Tướng sĩ thi hỏng phải phạt.
Năm 1470, Thánh-tông vào đánh Chiêm-thành lấy một phần đất sát
nhập vào Đại-việt, lập ra Đạo Quảng-nam.
Năm 1479, Tù-trưởng xứ Bồn-man là Cầm-Nông xui người Lão-qua
(Luang-Prabang) đem binh quấy nhiễu miền tây nước ta. Thánh-tông sai
thiếu-uý Lệ thọ-Vực cùng các tướng Trịnh Công-Lộ, Lê đình-Ngạn, Lê
Lộng và Lê Nhân-Hiếu đem quân đuổi vua Lão-qua chạy ngược sông Cửu-
long lên giáp nước Diến-điện. Một mặt cử Lê Niêm đánh Bồn-man. Nguyên
xứ Bồn-man, về đời Lê Nhân-tông, năm 1448, đã xin nội thuộc Đại-việt đổi
tên gọi là Châu Quy-hợp, sau là Trấn-ninh phủ. Triều-đình Đại-việt vẫn để
cho Tù-trưởng họ Cầm được đời đời làm phụ-đạo. Nay Cầm-Nông cậy có