CHƯƠNG I : KỲ PHỤC HƯNG
BÀI 1 : LÊ LỢI KHỞI NGHĨA
Nhà Minh, sau khi diệt nhà Hồ, thắng Hậu-Trần, lấy được Thuận-hoá
(năm 1407), đặt quan cai trị An-nam, nào Hoàng-Phúc, nào Trương-Phụ…
áp dụng một chính sách tàn-khốc, mưu đồng hoá dân An-nam theo giống
Tàu. Dân An-nam phẫn uất vô cùng : Nhiều nơi nổi dậy kháng Minh.
Trịnh Công-Chừng, Lê-Hành ở Hạ-hồng (thuộc Hải-dương), Phạm-
Thiện ở Tân-ninh (thuộc Kiến-an), Nguyễn-Tri ở Khoái-châu (thuộc Hưng-
yên), Nguyễn Đa-Cấu, Trần-Nhuế ở Hoàng-giang (thuộc Nam-định) ồ ạt kéo
quân ngược sông Lô đánh vào Phù-kiều (một bên sông Nhị) trong lúc nhiều
nơi khác cũng lẻ tẻ nổi lên. Nhưng đâu đấy đều thất bại !
Hồi này, trong đất Lam-sơn (thuộc huyện Thuỵ-nguyên, phủ Thiệu-hoá,
tỉnh Thanh-hoá) có một nông-gia tính khí khẳng khái, nuôi chí diệt giặc
Minh, rửa hờn cho dân tộc. Nông-gia ấy là Lê Lợi.
Nguyên tằng-tổ Lê Lợi là Lê Hối, ở thôn Như-áng, huyện Lương-giang
(Thanh-hoá) đi chơi thấy đất quanh núi Lam-sơn vừa rộng vừa tốt, mới dời
nhà vào đấy. Lê Hối chăm non dọn gai góc, mở ruộng nương để cày cấy. Ba
năm sau gây thành sự nghiệp. Con cháu một ngày một đông, tôi-tớ một ngày
một nhiều.
Đời sau, Lê Đinh (Hoàng-tổ Lê Lợi) nối nghiệp cha, hiền hoà khoan-
nhân, gần xa đều mến phục. Dân cư tuỳ phục đã có tới hơn nghìn.
Đến đời thứ 3 (Hoàng-khảo Lê-Lợi) Lê Khoáng cũng hiền lành, vui vẻ,
chiêu đãi khách khứa, yêu thương dân chúng. Thế là đã 3 đời lập nghiệp tại
Lam-sơn, làm chúa một phương.
Khoáng sinh được 3 con, Lê-Lợi là út. Anh mất sớm, Lê Lợi nối nghiệp
cha anh, hậu đãi các tân khách, chiêu nạp hạng lưu vong. Ngoài ra Lê-Lợi
ham mê kinh-sử, chuyên tâm về thao lược.