LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 199

nhưng Wile lập luận rằng cần phải chứng minh sự hiện diện của các con xoắn khuẩn còn hoạt động trên
não của người bị liệt đang sống. Ông ta cho biết, những phát hiện như thế sẽ rất quan trọng trong việc
điều trị bệnh nhân bởi vì nhiều thầy thuốc vẫn còn cho rằng người bệnh giang mai giai đoạn liệt không
thể lây bệnh được.

VIỆC PHÁT HIỆN RA SỰ TUẦN HOÀN CỦA MÁU

Cuộc Cách mạng Khoa học thường được nghĩ đến dưới hình thức các khoa học tự nhiên, nhưng khi
chuyển sự quan tâm từ môn vật lý và thiên văn học sang y học và sinh lý học, ta có thể tìm những
phương cách mới để tìm hiểu và kết hợp khoa học và y học vào trong nội dung của những thay đổi về
chính trị, tôn giáo và xã hội của thời kỳ này. Vào thế kỷ thứ 16, như chúng ta đã thấy, các nhà giải phẫu
học và giả kim thuật đã thách đố các tư tưởng thời cổ đại về bản chất của tiểu vũ trụ, tức là cái thế giới
nhỏ bé của cơ thể con người. Vào thế kỷ thứ 17, William Harvey và ngành sinh lý học thực nghiệm đã
chuyển đổi cách suy nghĩ về ý nghĩa của nhịp tim, mạch, và sự di chuyển của máu. Các kiến thức mang
tính cách mạng rọi vào cái tiểu vũ trụ đã củng cố cho những ngỡ ngàng xảy ra khi Copernicus, Kepler, và
Galileo tước bỏ vai trò trung tâm của vũ trụ của Trái đất.

Máu luôn luôn gợi lên những liên tưởng kỳ bí vốn không liên quan gì đến vai trò sinh lý học của thứ mô
dạng lỏng này. Máu được dùng trong các nghi thức tôn giáo, các nghi thức tín ngưỡng phồn thực, bùa
ngải, và thuốc, và không có phim kinh dị nào lại không vung vãi máu me. Sức mạnh, lòng can đảm và
khí lực thanh xuân đều được cho là nằm trong máu. Thậm chí các thầy thuốc và các nhà thần học thời
Phục hưng đều tin rằng máu của thanh niên có chức năng chữa bệnh. Người ta nói rằng các thầy thuốc
của Giáo hoàng Innocent VIII (1432-1492) đã kê đơn máu người để tìm cách mang lại khí lực cho vị
Giáo hoàng đang thoi thóp. Không rõ máu được đưa vào cơ thể bằng cách nào, nhưng kết quả thì có thể
đoán trước được. Ba thanh niên cho máu chết, Giáo hoàng cũng chết, còn mấy ông thầy thuốc của ngài
thì mất tăm dạng.

Các triết gia, thầy thuốc và dân thường đều có chung niềm tin về sức mạnh của máu, tinh thần hăng hái
hầu như phổ biến trong việc trích máu trị bệnh dường như trái ngược với các cảm nhận hiện đại. Tuy
nhiên, trong hàng trăm năm, học thuyết của Galen và thực hành y học đã đòi hỏi và hợp lý hóa việc trích
máu điều trị và dự phòng như một phương cách để lọc bỏ các chất dịch xấu ra khỏi cơ thể. Theo Nguyên
lão Pliny (23-79) nhà bách khoa người La Mã, ngay cả các động vật hoang dã cũng thực hiện cách trích
máu. Các thầy thuốc chuyên trích máu đã tấn công người bệnh với nào là mũi tên, dao, dao mổ, lọ giác
hút và con đỉa. Thật vậy, cho tới mãi gần đây, thầy thuốc ngoại khoa vẫn quen cách làm cho máu chảy
bằng dao mổ và con đỉa hơn là tìm cách bịt kín không cho dòng máu chảy.

Mặc dù các nhà giải phẫu học thời Phục hưng đã bác bỏ nhiều ảo tưởng của trường phái Galen liên quan
đến cấu trúc cơ thể con người, nhưng các quan niệm của họ về chức năng của cơ thể cũng chẳng thay đổi
gì mấy. Các học thuyết thời xa xưa được đưa ra nhằm bảo vệ cho các thầy thuốc khi phải đối diện với
những vấn nạn về nghề nghiệp, chính trị, tri thức và thần học. Ngay cả Vesalius cũng tránh không công
kích trực tiếp vào môn sinh lý học của Galen và cũng khá mơ hồ về toàn bộ vấn đề phân bố của máu và
linh hồn (spirits). Khi sự tìm tòi khoa học có khả năng dẫn tới tư tưởng lạc đạo, Vesalius thấy rằng cần
phải viện dẫn đến các tác giả cổ đại và thán phục trước sự tài tình của Tạo hóa. Nhưng mặc dù có những
vấn đề tế nhị về sự liên hệ giữa sự di chuyển của dòng máu và sự phân bố của linh hồn (spirits), các nhà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.