LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 212

tưởng và phương pháp của ông. Những câu hỏi đặt ra từ công trình của Harvey đã giúp cho các nhà sinh
lý học trường Oxford - những người như Robert Boyle, Robert Hooke, Richard Lower, John Mayow, and
Christopher Wren - đưa ra một chương trình nghiên cứu mới nhằm mục đích hiểu biết rõ hơn về sự vận
hành của cơ thể con người.

ẢNH HƯỞNG NGHỊCH LÝ CỦ A HARVEY:

ĐIỀU TRỊ BẰNG CON ĐỈA VÀ DAO CHÍCH

Công trình của Harvey mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu và khơi dậy những cuộc tranh luận dữ dội,
nhưng chắc chắn là không ảnh hưởng đến công việc phát đạt của những người chuyên trích máu. Trong
khi khơi ra những lý luận mới về việc chọn vị trí nào để lấy máu tĩnh mạch cho phù hợp, thì việc phát
hiện ra sự tuần hoàn dường như lại làm cho người ta chú ý nhiều hơn về việc trích huyết và những hình
thức điều trị khác dựa trên việc lấy bớt máu. Thậm chí Harvey dường như cũng không lo lắng gì về việc
tương hợp, hoặc không tương hợp của việc trích huyết trị liệu và về quan niệm một hệ thống tuần hoàn
đóng kín, liên tục. Thật vậy, Harvey đã bảo vệ việc lấy trích huyết tĩnh mạch là một công cụ điều trị
chính để làm giảm những bệnh do sung huyết. Một thời gian dài sau khi chấp nhận học thuyết của
Harvey, các thầy thuốc còn ca tụng những đức tính làm tăng cường sức khỏe của việc trích huyết cũng
cuồng nhiệt (nếu không nói là hơn) như Galen. Ngoài việc chỉ định số lượng máu cần phải lấy, các bác sĩ
phải lựa chọn vị trí để lấy máu tốt nhất. Các luận cứ lâu đời về việc chọn vị trí tốt nhất lại càng trở nên
sáng tạo nhiều hơn khi kiến thức của hệ tuần hoàn tăng lên. Nhiều thầy thuốc cứ khăng khăng chọn
những vị trí nằm ở xa ngược lại phía có thương tổn. Những người khác chọn một chỗ gần vị trí máu xấu
nhằm mục đích lấy đi máu ô uế và lôi kéo máu tốt tới để tu sửa vùng bị bệnh. Việc chọn lựa đúng chỗ
thích hợp là nhằm xác định mục đích trước hết của trích huyết là nhằm lấy bớt máu, chuyển dòng (làm
tăng lượng máu chảy ở phía trên vết thương) hoặc lùa máu (làm tăng lượng máu chảy ở phía dưới vết
thương). Các cuộc tranh luận về các hiệu quả tương đối của sự chuyển dòng hoặc lùa máu là cốt lõi của
hệ thống trọng nông của François Quesnay (1694-1774), cái gọi là cách tiếp cận khoa học ban đầu của
môn kinh tế học thuật ngữ phái trọng nông đề cập đến ý kiến cho rằng xã hội nên để cho các quy luật
kinh tế tự nhiên chi phối). Cuộc tranh luận giữa Quesnay, Giáo sư môn Phẫu thuật và ngự y của vua
Louis XV và thầy thuốc Jean Baptiste Silva (1682-1742) mở màn với những tư tưởng đối chọi nhau về
các chủ đề y học liên quan đến việc trích huyết và kết quả dẫn đến là sự giải thích duy lý của các học
thuyết kinh tế và xã hội.

Trích huyết được khuyến cáo trong điều trị viêm nhiễm các thứ sốt, và một loạt các tình trạng bệnh tật,
và chảy máu. Những bệnh nhân quá yếu không làm được trích huyết bằng dao chích thì chuyển sang các
phương pháp nhẹ hơn như giác hút và cho đỉa hút máu. Mãi đến tận thế kỷ 19, một tiệm thuốc nếu muốn
được coi là đầy đủ thì phải có một bát chứa con đỉa sống, sẵn sàng để tham gia điều trị những bệnh rất là
khác nhau từ động kinh, bệnh trĩ, béo phì, lao và nhức đầu (đối với những bệnh nhức đầu bất trị thì cho
con đỉa vào bên trong lỗ mũi). Nhiệt tình áp dụng phương pháp cho đỉa hút máu lên đến mức cao nhất
vào đầu thế kỷ 19.

Vào thời này, phải nhập khẩu đỉa từ nơi khác tới bởi vì con đỉa sử dụng trong y học, Hirudo medicinalis,
đã bị săn lùng đến mức hầu như tuyệt chủng ở Tây Âu. François Victor Joseph Broussais (1722-1838),
một thầy thuốc người Pháp có nhiều ảnh hưởng là người dẫn đầu trong việc sử dụng đỉa để trích máu.
Broussais tin rằng hầu như mọi thứ bệnh đều do sự viêm nhiễm của đường tiêu hóa, và có thể chữa bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.