LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 214

coi trích huyết là một cách trị bệnh, mà còn gạt bỏ lý thuyết cho sự dư máu là nguyên nhân gây bệnh. Để
trả lời với những công kích mà các thầy thuốc chính thống đánh vào quan điểm của mình, van Helmont
đề nghị giải quyết vấn đề này bằng một thử nghiệm lâm sàng. Để chứng minh trích huyết là không có lợi,
van Helmont đưa ra ý kiến lấy 200 đến 500 người được chọn ngẫu nhiên trong số người nghèo và chia
họ thành hai nhóm theo kiểu bốc thăm. Van Helmont sẽ chữa những bệnh nhân mà không làm trích
huyết, còn những người công kích ông sẽ chữa nhóm kia cứ trích huyết bao nhiêu cũng được theo ý của
họ. Sẽ căn cứ vào số lượng đám tang trong mỗi nhóm để quyết định thành công hay thất bại.

Những thử nghiệm về trích huyết như thế không được thực hiện cho đến thế kỷ 19, khi một thầy thuốc
người Pháp là Pierre Charles Alexandre Louis (1787-1872) sử dụng “hệ thống số” - tổng hợp những sự
kiện từ các nghiên cứu số lượng lớn các bệnh nhân nhập viện - để đánh giá các phương pháp điều trị.
Những nghiên cứu thống kê của Louis về hiệu quả của cách trích huyết tĩnh mạch không ảnh hưởng gì
mấy đến tính phổ biến của việc trích huyết. Những người công kích hệ thống số tố cáo các đồ đệ của
Louis là quá chú ý đến nghệ thuật chẩn đoán và xao nhãng việc điều trị người bệnh. Nhiều bác sĩ tin rằng
cố gắng của Louis để đánh giá hiệu quả việc trích huyết là một sự bác bỏ non dại và khinh suất sự khôn
ngoan của nhiều thế hệ thầy thuốc. Ngay cả những người ngưỡng mộ phương pháp số học cũng miễn
cưỡng thay đổi thói quen điều trị của họ và hoài nghi trong việc lấy các kết luận rút ra từ các bệnh viện ở
Paris đem ra ứng dụng vào các môi trường khác. Các nghiên cứu của Louis cho thấy trích huyết không
có tác dụng gì đến diễn biến bệnh viêm phổi, một tình trạng mà trích huyết được coi là đặc biệt tốt cho
người bệnh. Một số thầy thuốc lập luận rằng số liệu của Louis thực ra chỉ chứng tỏ rằng trích huyết
không hiệu quả là do thực hiện quá dè dặt. Cuộc tranh luận làm nẩy sinh những thử nghiệm là trích huyết
nhiều lần sát nhau để điều trị viêm nội tâm mạc, viêm đa khớp, viêm phổi, sốt thương hàn và các bệnh
khác. Bằng chứng cho biết có hiệu quả dựa vào lời kể của người sống sót, chứ không phải ở số liệu thống
kê.

Không bị ảnh hưởng vì hoài nghi hoặc số liệu, đa số các thầy thuốc vẫn cứ tin rằng trích huyết là một
trong các phương pháp điều trị có tác dụng nhất trong cái hệ thống hợp lý và có lịch sử lâu đời. Chỉ có
một thầy thuốc uyên bác mới quyết định cho trích huyết từ tĩnh mạch hay động mạch, bằng con đỉa, dao
chích hay bằng ống giác. Những người ủng hộ trích huyết lập luận rằng có nhiều bệnh nhân bị chết vì sự
nhút nhát của bác sĩ hơn là do mất máu. 200 năm sau khi Harvey phát hiện ra hệ thống tuần hoàn của
máu, những người có thẩm quyền trong ngành y vẫn còn dạy cho sinh viên điều trị xuất huyết bằng cách
trích huyết cho đến khi bệnh nhân ngất xỉu bởi vì việc trích máu bằng đường tĩnh mạch sẽ làm cho máu
dễ đông hơn và như thế sẽ cầm được máu chảy.

Một số bác sĩ đưa ra ý kiến rằng sự trích huyết nên tiếp tục sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh cho người
và động vật, ít nhất cũng một phần, bởi vì phương pháp này thực sự có hiệu quả đối với nhiều nhóm
bệnh tật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.