LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 213

cách cho đỉa hút máu. Có lẽ trường hợp phi lý nhất là một phụ nữ trẻ dùng đến 50 con đỉa để thực hiện ý
đồ tự tử.

Con đỉa sống được là nhờ hút máu, cho nên nó thường bám vào bất cứ con vật sống nào, dù đó là cá, ếch
hoặc con người. Về mặt tích cực, đỉa là loại mồi câu cá số dách và có thể dùng để làm giảm bớt số lượng
của loài ốc sống trong ao hồ. Ngoài ra, khác với ốc (trung gian truyền bệnh sáng máng), đỉa không có vai
trò nào đáng kể ở khâu trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng cho người. Đỉa trở thành một động vật
thí nghiệm ưa thích của các nhà sinh học thần kinh, những người xem các hạch thần kinh của đỉa là một
thứ đồ đẹp.

Khi so sánh với các thủ thuật y học khác, cho đỉa hút máu có ưu điểm là không gây đau đớn. Số lượng
máu lấy ra phụ thuộc vào số lượng đỉa đặt vào. Vào thập niên 1980, các phẫu thuật viên tạo hình và thẩm
mỹ phát hiện tác dụng mới khi cho đỉa hút máu; trong nước bọt của đỉa có tác dụng kháng đông làm cho
máu tại chỗ có đỉa bám vào và làm cho vết mổ mau lành. Đỉa cũng được dùng để rút đi máu cục ở chỗ
vạt da khiến cho vạt da này dễ dính vào chỗ đắp. Đỉa chỉ nhả ra khỏi da một khi chúng no máu. Thành
công của cách trị liệu bằng đỉa đã tạo ra một kỷ nguyên sùng bái đỉa khi các nhà khoa học họp lại vào
năm 1990 trình bày các báo cáo tán dương Những chân trời y sinh học của con đỉa. Các nhà nghiên cứu
cho biết là đỉa sản xuất khá nhiều enzyme, chất kháng đông, kháng sinh và chất gây mê/gây tê. Ngoài ra,
người bệnh, nhất là trẻ em, rất lấy làm thích thú với những công cụ y học còn sống như thế. Trong một
tương lai không xa, những sản phẩm tốt nhất từ con đỉa chắc chắn sẽ ra đời dưới dạng các thứ thuốc tinh
chế và rất đắt tiền, được tổng hợp bằng các phương pháp rất mới, hiện đại trong sinh học phân tử và
được các công ty dược phẩm tiên tiến đưa ra thị trường.

Hàng trăm năm sau khi Galen mất, các thầy thuốc cảnh báo cho bệnh nhân về những nguy hiểm do
chứng dư máu. Nếu chứng dư máu gây ra bệnh, thì rõ ràng cần phải trích huyết để điều trị. Vì vậy, sự
xuất huyết tự nhiên và trích máu tĩnh mạch cũng là đúng quy luật và giúp để duy trì sự sống giống như
kinh nguyệt xảy ra trên phụ nữ khỏe mạnh. Trích máu là một phương cách hoàn toàn hợp lý trong khuôn
khổ lý thuyết này. Nhằm giải thích lý do cứ tiếp tục thực hiện trích máu, các thầy thuốc cố tìm cách giải
thích mới cho những câu chuyện thành công của các bậc tiền bối của họ. Lấy ví dụ, trên những bệnh
nhân bị suy tim ứ nước, thì trích huyết sẽ làm cho bệnh đỡ đi bởi vì sự tăng thể tích máu là một thành tố
của chứng suy tim. Nhưng mãi đến tận thế kỷ 19, nhiều thầy thuốc vẫn còn tin rằng “một lượng máu dư
vô ích” là nguyên nhân chính của mọi thứ bệnh tật.

Những liệu pháp cực mạnh, như lấy máu quá nhiều và sử dụng thuốc với liều lượng cao, là cơ sở của
một trường phái y học của Mỹ tạm gọi là mạnh tay, thấy rõ nhất trong cái chết của George Washington
vào năm 1799. Dưới sự trông nom của ba bác sĩ danh tiếng, Washington bị trích huyết, cho tẩy ruột và
làm rộp da cho đến khi chết, chỉ sau 48 giờ khi ông than là mình đau họng. Bên kia bờ Đại Tây Dương,
một nhà phẫu thuật tiếng tăm tại Edinburg là John Brown (1810-1882) đã tự chữa chứng đau họng của
mình bằng cách đặt 6 con đỉa và cao mù tạt vào cổ, 12 con đỉa đặt vào phía sau tai và nếu tính chính xác,
ông ta đã lấy ra đến gần nửa lít máu.

Phải có tinh thần hoài nghi lớn và nhiều can đảm mới dám nghi ngờ giá trị của việc trích huyết. Jan
Baptista van Helmont (1579-1644), là một thầy thuốc và là một triết gia về hóa học, là một trong ít người
dám chống lại “Ông ba bị ưa máu me” đang thống trị trong y học. Van Helmont cho rằng trích huyết là
một sự phí phạm nguy hiểm cho sinh lực sức mạnh của người bệnh. Ông ta không những bác bỏ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.