xác định chủng. Do bệnh đậu bò và đậu ngựa đều hiếm và rải rác cho nên các nhà virus học cho rằng các
loài gặm nhấm hoang dại là ổ chứa tự nhiên của các poxvirus tổ tiên.
Từ thập niên 1960, người ta đã bào chế ra vaccine từ ba chủng virus vaccinia được lưu giữ tại Anh, Mỹ
và Nga. Nhưng các công trình thử nghiệm chủng đậu bò đầu tiên rõ ràng là đã sử dụng một mớ hỗ lốn
các virus không thể nào kiểm soát được, trong đó lúc nào cũng có virus gây bệnh đậu mùa tự nhiên. Thợ
cấy đậu tùy tiện lấy chất dịch chứa virus từ bò và người, từ những mụn mủ sơ phát và thứ phát không rõ
nguồn gốc. Không biết được chắc chắn mức độ và thời gian bảo vệ từ việc chủng đậu bò và cấy đậu.
Mặc dù Jenner lạc quan tuyên bố rằng, nếu làm đúng thì việc chủng đậu bò sẽ tạo ra miễn dịch cả đời,
nhưng các nghiên cứu sau này chứng minh rằng miễn dịch do chủng đậu bò, cấy đậu và bệnh đậu mùa tự
nhiên tạo ra sẽ giảm dần theo thời gian và thay đổi tùy theo nhóm dân cư. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên
khi phát hiện rằng mỗi nhóm dân cư có các kiểu thức mắc bệnh và tử vong khác nhau.
Sau đệ nhị thế chiến, bệnh đậu mùa không còn được xem là bệnh lưu hành tại Anh và Mỹ nữa. Tuy
nhiên, những ca ngoại nhập vẫn còn dấy lên các vụ dịch nhỏ và làm cho nhiều người lo sợ. Vì lẽ bệnh
này hiện nay rất hiếm tại nước Anh, châu Âu và nước Mỹ cho nên các bệnh nhân đậu mùa thường lây
nhiễm cho bà con, nhân viên bệnh viện và khác, trước khi tìm ra được chẩn đoán ở cơ sở y tế. Một khi
một vụ dịch đậu mùa được phát hiện, một số thành phố đã phát động các chiến dịch chủng đậu bò rộng
rãi. Trong các đợt hoảng loạn do dịch đậu mùa bùng ra tại New York những năm 1940, báo chí và radio
cứ cổ võ người già và thanh niên: ‘‘Để được chắc chắn, để được an toàn, hãy đi tiêm chủng !’’ Tại New
York City, William D. O’Dwyer (1890-1964), là thị trưởng từ năm 1945 đến 1950, đứng ra cho nhân
viên y tế chủng đậu 5 lần trước mặt các phóng viên và nhà báo để làm gương. Mặc dù để được nhận vào
hệ thống trường học của thành phố, học sinh được yêu cầu phải chủng đậu bò, nhưng các giới chức y tế
công cộng ước tính vào thời điểm xảy ra vụ dịch, chỉ có 2 triệu dân trong số xấp xỉ 8 triệu cư dân New
York đã có chút ít miễn dịch. Sợ vụ dịch xảy ra, 5 triệu người New York được chủng đậu bò trong vòng
hai tuần lễ. Kỷ lục thế giới này đạt được là nhờ có sự giúp sức của 400 người tình nguyện trong số
13.000 bác sĩ tư nhân của thành phố.
THANH TOÁN BỆNH ĐẬ U MÙA TRÊN QUY MÔ TOÀN CẦU
Mặc dù bệnh đậu mùa đã làm chết trên 15 triệu người/năm trong thập niên 1950, đến năm 1960, đối với
phần lớn cư dân tại các nước công nghiệp hóa giàu có, nguy cơ bị các tác dụng xấu của việc chủng đậu
bò lại cao hơn cơ hội mắc bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ chuyển dịch nhanh chóng và
rộng khắp của người dân trong thời đại máy bay phản lực, khi nào bệnh đậu mùa còn hiện diện tại một
nơi nào đó trên thế giới, thì cũng không được xem thường mối nguy hiểm bùng nổ các vụ dịch khi có ca
bệnh đậu mùa được du nhập. Đối với nước Mỹ, Anh, và Nga, sự thanh toán trên quy mô toàn cầu bệnh
đậu mùa đã đem lại một giải pháp nhân đạo và kinh tế cho vấn nạn tiêm chủng đậu bò.
Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp thuận Chương trình thanh toán bệnh đậu mùa vào năm 1958, nhưng mãi
đến năm 1967 chiến dịch thanh toán toàn cầu tập trung mới được phát động, khi bệnh này còn lưu hành
tại 33 quốc gia và 11 ca khác chỉ được báo cáo là ca bệnh du nhập. Mặc dù đã có sẵn một số lượng lớn
vaccine được gởi tặng, không có mấy chuyên gia y tế công cộng lạc quan về khả năng thanh toán được
bệnh đậu mùa tại các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới với nguồn lực y tế nghèo nàn và chồng
chất gánh nặng nghèo khó và bệnh tật. Đáng ngạc nhiên là chỉ trong vòng 4 năm, các chương trình thanh