LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 121

ngữ phổ thông. Những tài liệu giản lược này cho ta biết các thông tin hữu ích về nội khoa và ngoại khoa
và những tổng tập các bài thuốc.

Hugh xứ Lucca (khoảng 1160-1257), là phẫu thuật viên của thành phố Bologna, và người con là
Theodoric, Giám mục xứ Cervia (1210-1298), có lẽ là người khéo léo nhất trong các phẫu thuật viên thời
Trung cổ. Theodoric được coi là người đã tấn công hai kẻ thù lớn của ngành phẫu thuật - nhiễm trùng và
sự đau đớn - và đã bác bỏ ý kiến cho rằng sự tạo mủ là một giai đoạn đương nhiên phải có nếu muốn vết
thương lành miệng. Thật vậy, Theodoric nhận định rằng sự xuất hiện của mủ, đôi khi chính do các phẫu
thuật viên cố ý, thực ra lại ngăn trở vết thương lành miệng. Ông này cũng phản đối việc sử dụng các chất
phức tạp và có độc để băng bó vết thương.

Để giảm bớt đau trong phẫu thuật, Theodoric thử gây ngủ bằng cách sử dụng một “miếng xốp gây ngủ”
có chứa những thứ thuốc từng được biết là tạo ra một trạng thái giống như ngủ. Trên thực tế, phương
pháp của ông này hiệu quả đến đâu thì vẫn chưa rõ. Chất xốp được làm bằng cách nhúng vào một hỗn
hợp các chất trích từ cây khoai ma (mandrake), cây thẩu (poppy), cây kỳ nham (henbane), và những thứ
cây thuốc khác. Trước khi mổ, các miếng xốp khô được nhúng vào nước nóng và người bệnh được cho
nhai miếng xốp rồi hít lấy hơi. Nếu thành công, người bệnh sẽ buồn ngủ và không nhớ gì đến cuộc mổ cả
- nếu anh ta còn có cơ hội tỉnh lại.

Khoảng vào đầu thế kỷ 14, Henri de Mondeville, ngự y của vua Philippe le Bel đẹp trai nước Pháp, bắt

đầu viết một chuyên luận lớn về phẫu thuật. Công trình vẫn còn dang dở khi Henri mất. Hơn thế nữa, tài
liệu của ông này có văn phong luận chiến, gây nhiều tranh cãi, và thù địch với các cấp thẩm quyền y học.
Tự hào về tài nghệ và thành quả của mình với tư cách nhà phẫu thuật, Henri phản đối các kết quả tai hại
khi tách rời phẫu thuật ra khỏi y học. Vào cuối thế kỷ trên, các thầy thuốc trong Khoa Y của đại học
Paris buộc các sinh viên tốt nghiệp phải thề rằng họ sẽ không làm bất cứ thủ thuật nào. Công trình của
Henri chẳng bao lâu đi vào quên lãng và chỉ đến năm 1892 mới được in ra. Về sau, tước hiệu “cha đẻ của
ngành phẫu thuật Pháp” được trao cho một người học trò của Henri là Guy de Chauliac (khoảng 1298-
1368), là một thầy thuốc và phẫu thuật viên xuất sắc, tác giả của một chuyên luận về phẫu thuật vẫn còn
được sử dụng đến tận thế kỷ 18. Công trình của Guy, được soạn khoảng năm 1363, được coi là một tài
liệu ngoại khoa có giá trị nhất của thời đó. Ít nhất là trong vòng hai thế kỷ, đa số các tài liệu viết bằng
tiếng Latin và tiếng địa phương về phẫu thuật tại châu Âu đều dựa trên công trình của Roger Frugard và
Guy de Chauliac.

PHỤ NỮ VÀ Y HỌC

Ngoài một số ít phụ nữ ngoại hạng được công nhận về trình độ cao trong y văn làm việc tại các tu viện
hoặc tại trường đại học Salerno, phụ nữ nói chung thường không được theo học ngành y chính thức và
như thế cũng không được tham dự vào việc thực hành hợp pháp trong một nghề nghiệp mang nhiều lợi
nhuận. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy các thầy thuốc phụ nữ trong mọi tầng lớp của cộng đồng y khoa
thời Trung cổ - thầy thuốc, phẫu thuật viên, phẫu thuật viên-thợ cạo, người bán thuốc, người trích huyết
bằng con đỉa và một loạt các thầy thuốc chữa bệnh gia truyền. Cũng giống như trong trường đại học hoặc
một tập đoàn hiện đại, trong sự phân bố người ta chú ý nhiều đến số lượng đông đảo của tầng lớp dưới
hơn là hàng ngũ chóp bu. Mặc dù các thầy thuốc thời Trung cổ đã tranh giành kịch liệt nhằm kiểm soát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.