LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 14

trước. Người Băng Giá cao 159cm, khoảng 45-50 tuổi, da có hình xăm, bị đau khớp và trong bụng có ký
sinh trùng. Phân tích các phấn hoa dính trên xác cho thấy người này chết vào mùa xuân hoặc đầu mùa hạ.
Công cụ và khí giới được tìm thấy cùng với Người Băng Giá gồm có một cái rìu, một dao găm, một ống
tên làm bằng da thú, mũi tên và các đồ đánh lửa. Do chiếc rìu và dao găm được làm bằng đồng thay vì
bằng đồng thau và tóc của anh ta có chứa nhiều chất đồng và arsenic, cho nên có thể anh ta vốn là thợ
đúc đồng. Quần áo trên người là da của 8 loài thú khác nhau, trong đó có da dê và da hươu, chiếc mũ
trùm dệt bằng cỏ, giày bằng da bê và chiếc mũ da lông gấu. Phân tích thành phần chứa trong ruột cho
thấy bữa ăn cuối cùng có thịt (có lẽ là thịt dê và nai rừng), cùng với nhiều thứ hạt và thực vật khác.

Khảo sát ban đầu nghĩ rằng Người Băng Giá chết vì bị ngã hoặc do lạnh, nhưng quan sát kỹ cái xác mới
phát hiện là có một đầu mũi tên bằng đá lửa cắm sâu vào bả vai. Sau khi làm vỡ xương vai, mũi tên chắc
hẳn đã làm đứt thần kinh và các mạch máu lớn và làm tê liệt tay trái. Do trên tay của Người Băng Giá có
nhiều vết thương tự vệ và trên các vũ khí có vết máu của nhiều người khác, các nhà nghiên cứu cho rằng
anh ta chết vì phải chống trả khốc liệt với nhiều người.

Y HỌC VÀ PHẪU THUẬT THỜI CỔ ĐẠI

Chưa có đầy đủ chứng cứ để làm các nghiên cứu dịch tễ học về bệnh tật và tổn thương với con người và
các động vật thời cổ đại, nhưng lại quá đủ để có được một ý niệm chung về mức độ phổ biến của chúng.
Vì thế, ta muốn xác định được từ khi nào mà các đáp ứng độc nhất chỉ con người mới có đối với những
khổ ải do bệnh tật và tổn thương bắt đầu. Lấy ví dụ, hình chụp CT từ một cái sọ người Neanderthal từ
36.000 năm trước, trước đó bị một cú đập mạnh vào đầu với một hòn đá nhọn cho thấy có dấu hiệu lành
bệnh quanh vết thương. Để sống sót được ít nhất nhiều tháng sau khi bị thương cần phải có sự chăm sóc
và có lẽ được người chung quanh chữa trị vết thương. Những trường hợp như thế dẫn tới câu hỏi: vào
giai đoạn nào mà sự chăm sóc do con người thực hiện được coi như là một hình thức của y học hoặc
phẫu thuật?

Các mấu chốt dẫn tới sự hiện diện của nền y học thời cổ đại phải được đánh giá thậm chí còn thận trọng
hơn là bằng chứng của bệnh tật. Lấy ví dụ, các “vết hằn chìm” (negative imprints) có vẻ là dấu khắc
những bàn tay bị cắt xẻo tìm thấy trên các bức vẽ trong hang động thời đồ đá cổ, có thể ghi lại sự cắt chi
cố ý, mất ngón tay vì bị lạnh cóng, các ký hiệu ma thuật chưa rõ ý nghĩa, hoặc thậm chí một loại trò chơi
nào đó. Con người thời cổ đại có thể đã học cách bó nẹp chân hoặc tay gãy để làm giảm đau khi phải cử
động chi bị thương, nhưng không có mấy bằng chứng cho thấy họ đã học cách kéo nắn xương gãy. Hơn
thế nữa, ta cũng có thể tìm thấy các vết xương gãy lành khá tốt trên loài khỉ nhân hình sống hoang dã.
Như vậy, sự phát hiện ra xương đã lành, nẹp, và nạng chống cũng không nhất thiết chứng minh được sự
hiện diện của những thầy nắn xương thời tiền sử.

Những mảnh xương và sọ thời cổ đại có thể tiết lộ cho chúng ta nhiều điều, nhưng các điều kiện lưu giữ
không thuận lợi thường làm mờ đi bằng chứng và tạo ra những manh mối giả từ đó dẫn tới các chẩn đoán
sai lệch. Ngoại trừ những cái chết dữ dội còn mang theo vũ khí bên mình, những mảnh xương thời xa
xưa ít khi làm rõ được nguyên nhân tử vong. Lấy ví dụ, một cái lỗ trên sọ có thể là do một loại vũ khí, do
một con thú lớn ăn thịt táp phải, hoặc bị một con bọ đục sau khi chết, hoặc một nghi thức lễ tang, hoặc
thậm chí là do một thủ thuật khoan sọ. Từ cuộc thảo luận tại phiên họp năm 1867 của Hiệp hội Nhân
chủng Paris về một cái sọ bị khoan tìm thấy ở Peru đã kích thích việc tìm kiếm thêm về các bằng chứng
về ngành phẫu thuật thời tiền sử. Dần dà, người ta tìm thấy các sọ bị khoan tại các di chỉ thời Đồ đá mới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.