LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 13

trạng vệ sinh trong thời kỳ ấy. Kiểu thức thương tổn cũng có thể là mấu chốt để biết về môi trường và
nghề nghiệp. Lấy ví dụ, gãy xương chân thường xảy ra trên các bộ xương gốc Anglo-Saxon hơn là các
dạng gãy xương cẳng tay. Những tổn thương này tiêu biểu cho kiểu bị trượt trên nền đất gồ ghề, nhất là
khi mang ủng cồng kềnh. Với Ai Cập cổ đại, gãy tay thường gặp hơn là gãy xương chân.

Xương là bộ phận chứng minh cho các hành động thô bạo, cắt xẻo, hoặc thói ăn thịt đồng loại. Bằng
chứng liên quan đến thói ăn thịt người vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng hình thức hành lễ ăn tro, não, hoặc
những phần tử thi của người thân mãi đến gần đây vẫn còn một số bộ lạc lưu giữ như là một dấu hiệu tôn
kính người chết. Kuru là một bệnh thoái hóa não bộ xảy ra ở tộc người Fore tại Papua New Guinea. Bệnh
này có liên quan đến thói ăn thịt người để hành lễ. Năm 1976, Daniel Carleton Gajdusek (1923-), là một
nhà virus học người Mỹ đoạt giải Nobel về sinh lý - y học nhờ công trình nghiên cứu bệnh kuru. Trong
khi tiến hành một nghiên cứu thực địa dịch tễ học tại New Guinea, Gajdusek được giới thiệu một bệnh
thần kinh lạ gặp ở phụ nữ và trẻ em bộ tộc Fore. Gajdusek kết luận rằng bệnh này là do thói ăn thịt người
để hành lễ khi phụ nữ và trẻ em ăn bộ não của những người đã chết vì bệnh kuru. Sau khi nghi thức này
bị bãi bỏ, thì bệnh kuru cũng mất dần. Sau khi chứng minh được rằng bệnh này có thể lan truyền sang
khỉ chimpanzee, Gajdusek cho rằng kuru là do một loại “virus chậm” gây ra. Các nhà khoa học sau này
chứng minh rằng kuru là do prion, những hạt nhỏ giống như protein gây bệnh liên quan đến bệnh
Creutzfeldt-Jakob, hay còn gọi là bệnh bò điên và những bệnh não dạng xốp.

Bằng chứng các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng cũng tìm gặp trên các mô của xác ướp. Trứng của
nhiều loại ký sinh trùng được tìm thấy trên xác ướp, trong phân hóa thạch và trong các hố phân. Các ký
sinh trùng này gây ra nhiều bệnh như bệnh sán máng và phù ở chân và cơ quan sinh dục gọi là bệnh phù
chân voi hoặc cứng bì (pachyderma). Các mô tả về sự tàn tật liên quan đến bệnh phù chân voi đã tìm
thấy trong các đồ tạo tác thời tiền sử. Bệnh sán máng được chú ý đến nhiều vì nước đọng, nhất là tại các
cánh đồng có được tưới tiêu là nơi trú ngụ của loài ốc đóng vai trò ký chủ trung gian cho bệnh này. Sự
xuất hiện bệnh sán máng trong một quần thể vì vậy, có thể phản ánh cách canh tác và trình độ vệ sinh
thời cổ đại.

Các đồ tạo tác thời xa xưa là nguồn cung cấp các chẩn đoán giả (pseudodiagnose) duy nhất của con

người, bởi vì có rất nhiều xu hướng khác nhau trong thế giới nghệ thuật. Khi không biết được những tập
quán đặc thù cho từng hình thức nghệ thuật, ta không thể nói được là liệu một hình ảnh xa lạ và bất
thường là một bệnh lý hoặc chỉ là sự bóp méo cố ý. Các mặt nạ và đồ gốm có thể mô tả những cái bất
thường, đó là sự cường điệu nghệ thuật, hoặc là những yêu cầu phải có về cấu trúc của đồ tạo tác, như
trong các bình đựng có đáy bằng hoặc có ba chân. Những trường hợp bất thường quá mức có thể chỉ là
do lề thói hoặc biếm họa. Lấy ví dụ, những bức tượng cổ thời đồ đá cũ có tên là “vệ nữ thời đồ đá” hoặc
“tượng nhỏ có hình người đàn bà béo” có thể chỉ là những biểu tượng khả năng sinh sản, hoặc chỉ là
những ví dụ biểu thị riêng cho cái đẹp, thay vì là hình ảnh mô tả thực sự của sự béo phì.

NGƯỜI BĂNG GIÁ

Có lẽ đây là điều đáng chú ý nhất trong tất cả các thi thể được ướp tự nhiên được phát hiện vào năm
1991, cái xác này lộ ra khi một vỉa băng hà tại vùng núi Alpes khu vực Tyrol nằm giữa biên giới Ý và Áo
tan chảy. Được cho là xác ướp cổ nhất trên thế giới, cái xác người thợ săn thời đồ đá mới này được gọi là
Người Băng Giá. Định tuổi bằng carbon đồng vị cho biết cái xác này có niên đại khoảng 5100-5300 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.