sự lo ngại tiềm tàng đối với Giáo hội. Các đợt Thập Tự Chinh là một phần của các đợt chuyển dịch dân
số lớn của nhân loại đã đạp đổ các rào cản xa xưa và mang những bệnh lây sang các nhóm dân cư mới.
Tuy nhiên, sau khi lên đến đỉnh vào thế kỷ thứ 13, bệnh phong hầu như biến mất khỏi châu Âu.
Thầy tu, bác sĩ, người bị hủi đều tham gia vào việc khám xét người bị gán là mắc bệnh phong thời Trung
cổ. Nếu tìm thấy các dấu hiệu để phân biệt - các đốm sáng, các mảng da mất màu, vết loét, da bị dày,
giọng nói khàn, và “mặt sư tử” thì người bị tố cáo bị coi là phạm tội. Một nghi thức tang lễ, đúng hơn là
cuộc hành quyết được tổ chức sau khi có phán quyết. Mặc dù các nghi thức để tống khứ ra khỏi cộng
đồng có thể được tổ chức tại một nhà thờ, tiến hành tại một nghĩa địa trong đó người hủi đứng trên mộ
làm cho cái chết và việc chôn cất tượng trưng càng thêm bi tráng. Sau khi rắc đất lên đầu người hủi, vị
giáo sĩ tuyên bố rằng bệnh nhân đã chết đối với phần đời nhưng được tái sinh về với Chúa. Mặc dù bị
mọi người ghét bỏ, người hủi được coi là được Chúa yêu thương, và vì thế, họ có thể mong chờ sự đền
bù ở kiếp sau. Các luật lệ áp dụng cho người hủi và hôn nhân phản ánh sự nhập nhằng về tình trạng của
người hủi. Mặc dù người hủi coi như đã chết tượng trưng, nhưng bệnh phong không nhất thiết là nguyên
nhân để hủy bỏ hôn nhân. Thật vậy, Giáo hội có sắc lệnh là người đàn ông bị hủi có thể yêu cầu có một
người vợ khỏe mạnh để tiếp tục các quan hệ tình dục.
Bị mọi người ghê sợ và bị buộc phải sống biệt lập, người hủi cũng là đối tượng đương nhiên của lòng
bác ái tôn giáo. Hàng ngàn nhà thương hủi được các dòng tu xây dựng khắp châu Âu. Khi người hủi
được ban đặc quyền xin của bố thí, thì những người nghèo khó khác hiển nhiên cũng sẽ giả vờ đóng vai
người hủi để nhận của bố thí hoặc để được nhận vào nhà thương hủi. Tuy những nơi nơi này có thể là tồi
tàn theo tiêu chuẩn hiện đại, nhưng phần nào cũng còn tốt hơn là chính hoàn cảnh của họ.
Một số người hủi là đối tượng của “lòng bác ái quả cảm”, như trường hợp Hoàng hậu Mathilda đã bày tỏ
sự mộ đạo của mình bằng cách đưa người hủi vào phòng mình để cho ăn và rửa chân cho họ.
Khi thấy Hoàng hậu quá bận rộn, người em trai rất lấy làm kinh tởm và cảnh báo rằng vua Henry sẽ
không có gì thích thú khi kề cận với một người đàn bà suốt ngày chỉ lo rửa chân cho người hủi. Tuy
nhiên lòng mộ đạo của bà hoàng Mathilda lại dễ lây lan đến nỗi chẳng bao lâu bà ta khiến được ông em
hôn lấy người hủi. Ngược lại, vua Philippe le Bel của Pháp cho rằng người hủi đáng bị chôn sống hoặc
đốt cho chết hơn là chỉ chịu những nghi thức cách ly và chôn cất tượng trưng.
Khi ra ngoài công cộng, người hủi phải mặc quần áo riêng và cảnh báo cho người khác biết khi đến gần
bằng tiếng chuông hay tiếng lục lạc. Người hủi không được phép nói chuyện với người lành, nhưng có
thể dùng một gậy dài để chỉ món đồ mà họ muốn mua (chắc rằng tiền từ tay người hủi đưa ra không phải
là nguồn lây nhiễm phiền phức). Bao giờ cũng thế, công lý hoặc bất công đâu phải luôn phủ đều. Việc thi
hành các luật lệ tống khứ thay đổi từ mức độ không quan tâm đến cực kỳ tàn bạo. Người hủi không phải
chỉ là người bệnh mà còn là kẻ chịu báng cho mọi thứ trong xã hội thời Trung cổ. Có lẽ, cũng còn có các
lý do kinh tế của cả mức độ nhà nước và gia đình khi truy bức người bị hủi là những kẻ thường mất
quyền thừa hưởng tài sản và thừa kế.
Do những dấu hiệu ban đầu của bệnh phong thường mập mờ, làm thế nào “phát hiện” ra người bị hủi?
Trên lý thuyết thì người hủi phải báo cho nhà chức trách biết bệnh tình của mình, nhưng “những người
hủi chui rúc trong nhà” thì có thể do hàng xóm tọc mạch phát hiện và phanh phui. Các mô tả thời Trung
cổ cho tất cả các bệnh đều có tính ước lệ và suy đoán cao dựa theo các thuật ngữ về bệnh học các dịch