gian này đã có trước thời kỳ Hồi giáo và cũng chẳng có tính tôn giáo hay khoa học gì cả. Ngược lại, nếu
người Hồi giáo sử dụng những món thuốc cổ truyền như mật ong, thứ này cho tác dụng tốt là do sức
mạnh của lòng tin bởi vì Muhammad đã gọi mật ong là thứ thực phẩm phục hồi sức khỏe.
Các dạng bào chế dược học.
Mặc dù Đấng Tiên Tri nhất trí khuyên dùng cách giác lể và sử dụng mật ong để điều trị một vài chứng
bệnh, nhưng thái độ của Người không rõ ràng đối với việc đốt mô. Trong một số tình huống, Muhammad
ra lệnh sử dụng cách đốt mô và thậm chí còn điều trị cho một số tùy tòng bị thương bằng cách đốt mô,
nhưng trong khi thừa nhận rằng cách đốt mô có thể phục hồi được sức khỏe, người ta lại nói Ngài lại ra
lệnh cấm không được dùng. Để hợp lý hóa việc đốt mô, các nhà biện giải lý luận rằng sự cấm đoán chỉ
nhằm vào các thầy thuốc ba hoa cho rằng việc đốt mô là một biện pháp hoàn toàn hiệu quả. Các thầy
thuốc được yêu cầu phải nói là tất cả các bài thuốc chỉ tác dụng theo ý muốn của Thượng đế. Muhammad
cấm không được dùng bùa chú để khẩn cầu các tác nhân siêu nhiên, nhưng Người lại cho phép sử dụng
những tác nhân mà thành phần phù hợp với những lời dạy bảo trong kinh Koran.
Qua thời gian, những quyển sách về “Y học của Đấng Tiên Tri” được các nhà thần học và tôn giáo biên
soạn với hy vọng chống trả ảnh hưởng đang lên của nền y học Hy Lạp. Tuy nhiên, nền triết học, khoa
học và y học Hy Lạp dần dần lôi cuốn các thầy thuốc và học giả Hồi giáo, dẫn đến sự hình thành một hệ
thống y học Hy Lạp- Ả Rập biến thể về sau tiếp tục phát triển thành nền y học Ả Rập - Hy Lạp (yunani
medicine). Tìm được một phương tiện để minh chứng là nền y học này có tính khoa học, thậm chí tính
thế tục nữa quả là một thách thức đối với các học giả Hồi giáo, không kém các học giả Cơ Đốc là mấy về
mặt này. Nếu giá trị của nền y học này chấp nhận rộng rãi, thì một số nhà thần học lại tố cáo các bác sĩ là
đã làm cho người dân nhầm lẫn thứ bậc ưu tiên khi khuyến khích họ đặt sức khỏe vật chất trước các giá
trị tôn giáo.
Tuy nhiên, nền y học Đấng Tiên Tri, dù nhiều điều giải thích không rõ ràng, đã chỉ rõ rằng “sau đức tin,
thì nghệ thuật và sự thực hành y học là công việc đáng tưởng thưởng nhất dưới mắt Thượng đế”. Nhiều
tác giả y học chứng minh việc nghiên cứu và thực hành y học là một hình thức phục vụ tôn giáo làm hài
lòng Thượng đế, miễn là việc này làm vơi đi sự thống khổ của con người mà vẫn thừa nhận vị trí hàng
đầu của đức tin. Vào khoảng thế kỷ thứ 7, dưới sự lãnh đạo của 4 vị Caliph (người kế nghiệp Đấng Tiên
Tri) đầu tiên, người Ả Rập đã hoàn thành việc chinh phục Syria, Ba Tư và Ai Cập và bắt đầu công cuộc