LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 150

đồng hóa nền triết học, khoa học và y học Hy Lạp vào văn hóa Hồi giáo. Vì thế, các học giả Ả Rập có
sẵn trong tay nhiều nguồn học vấn. Muhammad đã từng nói “Hãy đi tìm kiến thức dù phải đến Trung
Quốc”, nhưng chính thành phố Jundi Shapur tại Ba Tư đóng vai trò một trung tâm hấp dẫn tri thức đầu
tiên dành cho các học giả Hồi giáo. Thành phố cổ này là điểm hội tụ hòa bình và khoan dung duy nhất
dành cho việc nghiên cứu các truyền thống y học và triết học của người Ba Tư, Ấn Độ, người theo Cảnh
Giáo (Nestorians), Bái Hỏa Giáo (Zoroastrians), Do Thái và Hy Lạp. Các học giả tại Jundi Shapur bắt
đầu một công việc khổng lồ là tập hợp và dịch các văn bản Hy Lạp trong đó có các tác phẩm của
Hippocrates và Galen.

Sau khi các Caliph dòng Abbasid thắng trận vào năm 750 và xây dựng Baghdad thành thủ đô của đế
quốc Hồi giáo, việc Hy Lạp hóa nền văn hóa Hồi giáo nhanh chóng tăng tốc, Baghdah và Cairo trở thành
các trung tâm học thuật độc lập. Thư viện được xây dựng tại Cairo năm 988 tàng trữ trên một trăm ngàn
bộ sách. Khi người Mông Cổ chinh phục Baghdad năm 1258, họ đã tàn phá các thư viện của thành phố
này. Số lượng bản thảo bị ném xuống sông Tigris, theo một người ghi nhận, nhiều đến nỗi sông này có
màu đen, màu đỏ, màu xanh vì mực. Một nhà chép biên niên khác nói rằng dòng sông đầy nghẹt các bản
thảo đến mức có thể bước lên đó mà đi qua sông được.

Tại một trường dịch thuật được xây dựng dưới triều đại của Caliph Al-Ma’mun (813-833), nhiều công

trình triết học và y học của Galen được dịch sang tiếng Ả Rập. Một trong những dịch giả quan trọng nhất
là Hunayn Ibn Ishaq (809-875), người dân Baghdad thường nghe học giả này đọc thơ của Homer bằng
tiếng Hy Lạp khi ông ta đi dạo trên các đường phố ở đây. Hunayn dịch các công trình của Galen,
Hippocrates, Dioscorides và soạn ra các bài tóm tắt, bình luận và sách hướng dẫn cho sinh viên y khoa.
Phiên bản cổ của dạng “bộ đề” rất phổ biến cho sinh viên mọi thời cũng là một thể loại phổ biến đối với
các học giả Ả Rập, đến nay còn tìm thấy hàng trăm cuốn.

BỆNH VIỆN VÀ Y HỌC LÂM SÀNG

Một số yếu tố trong thần học Hồi giáo, nhất là lời kêu gọi hoàn toàn quy phục theo ý muốn của Thượng
đế, có lẽ đã kiềm chế tín đồ không mạnh dạn tìm kiếm các sáng kiến về y tế công cộng. Mặt khác,
Muhammad cho là cần thiết phải đi thăm người ốm để mang lại cho họ sự an ủi, hy vọng và lời khuyên
bảo. Thái độ làm gương này được coi là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng các cơ sở từ thiện chẳng hạn
như bệnh viện, nhà tế bần, các trung tâm tôn giáo và các cơ sở giáo dục. Sự hỗ trợ tài chính được luật tôn
giáo khuyến khích hoặc yêu cầu. Chúng ta không biết nhiều về các bệnh viện Hồi giáo lúc đầu tiên như
thế nào, nhưng ý kiến chung là những cơ sở như thế được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 8. Một số rõ ràng
là rập theo khuôn mẫu trường học và bệnh viện của thành phố Jundi Shapur, nhưng những cái khác thì
đóng vai trò chuyên biệt hơn, chẳng hạn như để cô lập người hủi hoặc để chăm sóc người mù và người
tàn tật. Các sự nghiệp từ thiện khác như tổ chức các toán thầy thuốc và nhân viên y tế nữ đi thăm người
ốm trong các nhà tù và các bệnh xá lưu động đến phục vụ vùng thôn quê.

Các tài liệu chi tiết được các nhà lâm sàng tại nhiều bệnh viện Hồi giáo biên soạn dưới một hình thức gọi
là “cách điều trị dựa trên làm đi làm lại”. Những tài liệu này có vai trò quan trọng giúp cho các bệnh viện
lớn đảm nhận nhiều hơn việc giáo dục y khoa và nghiên cứu lâm sàng. Học trò đến học đông là nhờ
chính tiếng tăm của các hiền giả và sư phụ ngành y hơn là danh tiếng của bệnh viện. Hơn thế nữa, chính
thầy giáo chứ không phải cơ sở y tế, mới cấp chứng nhận đã học xong về lý thuyết và thực hành cho học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.