Mặc dù các thầy thuốc thời Trung cổ, dù đó là Hồi giáo, Do Thái hoặc Cơ Đốc, thường nhận định rằng
trường phái Galen là một hệ thống hoàn hảo và đầy đủ, các bậc thầy của nền y học Hồi giáo chỉ quan tâm
đến những thứ thuộc chính họ, không phải chỉ riêng về vai trò của họ trong việc gìn giữ nền y học cổ
điển. Bản dịch Latin công trình của một số tác giả, bao gồm Rhazes, Avicenna, Albucasis, và Averroes,
tuy tạo ra ảnh hưởng rất lớn tại châu Âu, nhưng công trình bằng tiếng Ả Rập của nhiều học giả khác lại
giữ một vị trí trong thế giới Hồi giáo mà tại phương Tây không tìm thấy sự tương đương. Một số thầy
thuốc Hồi giáo, chẳng hạn như Geber thần bí (Jabir ibn Hayyan, 721 - khoảng 815), được biết nhiều hơn
dưới các danh hiệu là nhà giả kim và triết gia. Averroes (1126-1198; Abu’al-Walid Muhammad ibn
Ahmad ibn Muhammad ibn Rushd) được biết nhiều nhờ công trình chú giải về Aristotle, và ông này dành
nhiều thì giờ nghiên cứu về y học và pháp luật. Tiếng tăm về tính duy lý và lòng mộ đạo của bậc trí giả
này dựa trên tư tưởng của mình về bản chất của tri thức con người và sự liên hệ giữa triết học và tôn
giáo.
Rhazes (khoảng 864 - khoảng 925; al-Razi; Abu Bakr Muhammad’ibn Zakariya ya-Razi) được coi như là
thầy thuốc vĩ đại nhất của thế giới Hồi giáo. Các nhà viết tiểu sử của Rhazes kể rằng khi trở thành giám
đốc của bệnh viện lớn đầu tiên tại Baghdad, ông ta đã chọn được vị trí thuận lợi cho sức khỏe nhất bằng
cách treo nhiều miếng thịt tại nhiều vị trí dự kiến và tìm ra vị trí thích hợp nhất là nơi ít bị thối rữa nhất.
Làm việc không hề biết mệt mỏi, Rhazes là tác giả của ít nhất 200 chuyên luận về y học và triết học
trong đó có cả kiệt tác bậc thầy hoàn tất, Continens, hoặc Y học toàn tập. Continens được thầy thuốc Do
Thái tên là Faraj ibn Salim (còn gọi là Farragut theo tiếng Latin) dịch ra tiếng Latin để trình cho vua
Charles xứ Anjou. Tác phẩm hoàn tất năm 1279 và cuối cùng được in ra năm 1486. Bản in cân nặng hơn
10kg.
Các nhận định về sự căng thẳng giữa tư tưởng tôn giáo chính thống và triết học trong thế giới Hồi giáo
có thể tìm thấy trong tác phẩm “Ứng xử của một triết gia” do Rhazes viết ra để chống trả những sự công
kích nhắm vào sự ứng xử của cá nhân ông ta. Để trả lời những tố cáo là mình quá đắm mình vào các lạc
thú trần thế, Rhazes cho rằng ông luôn luôn vừa phải trong mọi thứ trừ việc ham học hỏi và viết sách.
Theo tính toán của chính mình, thì Rhazes đã viết trên 20.000 trang giấy trong một năm. Mặc dù Rhazes
dạy rằng con đường hợp lý nhất là con đường nằm giữa hai thái cực khắc khổ và buông thả, nhưng ông
cũng thú nhận rằng do dành quá nhiều thời gian để làm việc và viết lách cho nên đôi mắt và bàn tay của
ông bị tổn thương nặng.
Tất cả các tài liệu về mặt tiểu sử đều nhất trí là Rhazes bị mù trong những năm cuối đời và ông từ chối
không muốn chữa trị vì lẽ đã quá mệt mỏi để nhìn cuộc đời và không muốn trải qua thử thách phẫu thuật.
Cuối cùng, các nhà viết tiểu sử thừa nhận một câu chuyện tuy không đúng nhưng lại ly kỳ về lý do
Rhazes bị mù là do nhà bảo trợ al-Mansur cầm một trong những quyển sách của chính Rhazes và phang
vào đầu ông này để trừng phạt vì đã không làm được một phản ứng giả kim thuật. Có khả năng tài liệu
nói đến trong việc trừng phạt trên là một chuyên luận nhỏ về giả kim thuật, vì nếu lấy bộ Continens mà
đánh thì thương tổn chắc hẳn có khả năng gây tử vong.
Những bệnh sử do Rhazes soạn thảo giúp chúng ta nắm được tầm vóc các lý do bệnh tật mà người đương
thời với ông đến tìm thầy thuốc, cùng với các dấu hiệu và triệu chứng mà người thầy thuốc cho rằng có ý
nghĩa, điều trị như thế nào, nghề nghiệp và hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân, và mối liên hệ giữa bệnh
nhân và thầy thuốc. Do thầy thuốc có những nghĩa vụ nghề nghiệp đối với bệnh nhân, thì bệnh nhân
cũng có trách nhiệm đạo lý phải tin tưởng và hợp tác với thầy thuốc. Theo Rhazes, điều quan trọng nhất