là bệnh nhân phải theo lời khuyên của thầy thuốc. Rhazes hứa hẹn “Nếu thầy thuốc thông thái và bệnh
nhân vâng lời, thì bệnh sẽ sớm lui đi”. Rủi thay, không phải bệnh nhân nào cũng vâng lời và thầy thuốc
nào cũng thông thái hoặc đủ năng lực. Rhazes đã từng gặp những kẻ mạo danh cho rằng có thể chữa
được bệnh động kinh bằng cách rạch một đường vào phần sau gáy rồi giả vờ lấy sỏi hay cục máu đông gì
đó. Những tay lang băm khác giả vờ móc được rắn từ mũi, sâu từ tai hoặc răng, ếch ở dưới lưỡi bệnh
nhân, xương từ các vết thương và chỗ loét.
Đối với các bệnh nhân giàu có và thế lực, Rhazes thường tỏ ra khéo léo và đôi khi còn liều lĩnh nữa. Khi
al - Mansur dường như mắc một chứng bệnh khó chữa, gây khó khăn cho việc đi lại, trước khi bắt tay
vào chữa trị, Rhazes xin người bệnh này cấp cho ngựa và lừa tốt nhất. Ngày hôm sau, Rhazes cho al-
Mansur tắm nước nóng trong khi xử trí nhiều thứ thuốc cho người bệnh. Bất thình lình, Rhazes rút dao ra
hăm dọa và chửi bới bệnh nhân. Nổi khùng, al-Mansur bò ra khỏi bồn tắm, nhưng lúc này Rhazes đã
chạy ra ngoài, với tên đầy tớ dắt ngựa và lừa chờ sẵn. Sau đó, Rhazes gởi cho al-Mansur một lá thư giải
thích sở dĩ ông ta chọc tức al-Mansur là để làm cho sự giận dữ và sợ hãi của ông này bị kích thích từ đó
thúc mạnh được cái chất nhiệt bên trong nổi lên khiến cho bệnh hết ngay. Khỏi bệnh và nguôi giận, al-
Mansur ban thưởng Rhazes rất nhiều quà cáp.
Một trong những ca bệnh của Rhazes dường như là mô tả đầu tiên đề cập tới “sốt hoa hồng” (rose-fever),
ở đây ta dùng một thuật ngữ được chấp nhận vào thế kỷ thứ 19. Rhazes nhận thấy một trong các bệnh
nhân của mình dường như cứ đến mùa xuân là bị chảy nước mũi. Tin rằng vấn đề này là do hương của
hoa hồng, Rhazes khuyên bệnh nhân nên tránh những thứ có mùi thơm như hoa hồng, cây cỏ, hành và
tỏi. Nếu các triệu chứng trở nên quá khó chịu, thì ông khuyên nên làm giác hút vào cổ và trích máu các
động mạch ở thái dương.
Quyển sách của Rhazes về “Bệnh đậu mùa và bệnh sởi” cho ta các thông tin có giá trị về chẩn đoán, điều
trị và quan niệm về những bệnh này. Theo các bậc tiền bối, thì bệnh thường được định nghĩa theo các
triệu chứng chẳng hạn như sốt, tiêu chảy, thương tổn ngoài da và v.v... Vì vậy, chuyên luận của Rhazes
về bệnh đậu mùa và bệnh sởi là một điểm nhấn lớn trong việc xây dựng quan niệm về các thực thể bệnh
riêng biệt. Theo Rhazes, bệnh đậu mùa là do thừa hưởng những chất không tinh khiết từ máu mẹ trong
thời gian mang thai. Khi đứa bé đến tuổi dậy thì, thì những chất tạp này nổi lên như thể rượu vang lên
men. Vấn đề này rất phổ biến, cho nên ít có đứa trẻ nào tránh khỏi không bị mắc bệnh. Bệnh sởi, mà
Rhazes xem là một bệnh riêng biệt, chính là do máu đen như mật, nhưng ngay cả một thầy thuốc già dặn
cũng khó khăn khi phân biệt giữa bệnh đậu mùa và bệnh sởi. Để bảo vệ danh tiếng của mình, người thầy
thuốc nên chờ đến khi bản chất của bệnh trở nên rõ ràng mới đưa ra chẩn đoán. Việc xử lý đúng cách
trước khi bệnh đậu mùa khởi phát có thể làm dịu đi độc lực của bệnh và ngăn ngừa được mù mắt, nhưng
khi bệnh đã lộ, thì thầy thuốc nên tạo điều kiện để cho ban lộ ra bằng cách quấn chăn, chà xát, xông hơi,
xổ, và trích huyết và các biện pháp cẩn trọng đặc biệt để ngăn ngừa mù mắt. Theo Rhazes, bệnh nhân sẽ
chết nếu mụn mủ trở nên cứng và có cồi thay vì xẹp xuống theo thông thường. Nhiều bài thuốc được cho
là có thể làm mất sẹo rỗ, nhưng các vết sẹo trái trời dường như chỗ nào cũng có đã chứng tỏ rằng những
bài thuốc đó - bao gồm nào là phân cừu, dấm, dầu mè, và dịch lấy từ móng của một con cừu đực bị
nướng - đều nhằm tác dụng giống như các thứ kem xóa vết nhăn hiện nay. Thực ra, một khi bệnh đậu
mùa xảy ra, thuốc men chẳng làm thay đổi mấy diễn tiến của bệnh, nếu không nói là làm xấu hơn, nhưng
một chế độ điều trị tỉ mẩn sẽ làm cho thầy thuốc và bệnh nhân cái cảm giác an ủi, an tâm và hy vọng.