nào mà các hiện tượng sinh lý học đã che giấu những tư tưởng thầm kín của chúng ta khi lấy mạch làm
công cụ phát hiện nói dối. Khi điều trị một ca bệnh thất tình, Avicenna đã kín đáo đặt ngón tay của mình
lên cổ tay người bệnh và phát hiện ngay mạch đập không đều khi tên người yêu của bệnh nhân được
nhắc tới. Một ca bệnh khác đầy thách đố liên quan đến một thanh niên bị chứng u sầu và cứ ảo tưởng cho
mình là một con bò cái. Anh chàng này rống lên ầm ầm, không chịu ăn và cứ đòi đưa đi giết thịt để làm
món thịt hầm. Bệnh nhân hớn hở tức thì khi Avicenna báo cho biết là tay đồ tể sắp tới để giết thịt anh ta.
Avicenna bước vào phòng của người bệnh, tay cầm dao phay và hỏi con bò cái ở đâu. Khi bị cột tay chân
lại, chàng trai trẻ này rống lên vui vẻ, nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng, Avicenna tuyên bố rằng con bò
này ốm quá nên không giết thịt được. Người bệnh sau đó ra sức ăn uống cho nên chẳng bao lâu sức khỏe
phục hồi và ảo tưởng cũng không còn nữa.
Avicenna mong muốn các thầy thuốc thành thạo các kỹ thuật mổ xẻ để chữa nhiều vết thương và thương
tổn. Mặc dù người thầy thuốc có thể kê thuốc làm giảm đau trước khi mổ, nhưng cũng phải cột bệnh
nhân lại và có phụ tá của phẫu thuật viên giữ chặt. Sau khi mổ, vết thương được rửa bằng nước ấm, dấm
hoặc rượu vang. Tuy nhiên, cũng thường xuyên xảy ra nhiễm trùng hậu phẫu đến nỗi trong tiếng Ba Tư
chữ vết thương cũng có nghĩa là mủ.
Một sách hướng dẫn chuyên môn sâu hơn về phẫu thuật do Albucasis (936-1013; Abu ‘l-Qasim Khalaf
ibn ‘Abbas al-Zahrawi) viết, ông này là một người tu khổ hạnh dành nhiều thời gian để giúp người
nghèo. Tuy nhiên, Albucasis đưa ra lời khuyên thực tiễn và khắt khe cho các đồng nghiệp. Theo
Albucasis, một người thầy thuốc khôn ngoan phải giữ tiếng tăm của mình bằng cách nhận ra bệnh nào
không thể chữa được và giao phó những ca này cho các đấng thánh thần. Tuy nhiên, qua cách chọn lựa
chủ đề chính chứng minh, Albucasis rất muốn xử lý những trường hợp nguy hiểm. Tác phẩm “Bàn về
phẫu thuật và các dụng cụ phẫu thuật” của ông là một trong những chuyên luận toàn diện có minh họa
nói về chủ đề quan trọng này. Trích huyết, giác hút và đốt mô là những hình thức thực hành phẫu thuật
vào thời đó. Quyển “Bàn về Phẫu thuật và chuyên luận của Rhazes về bệnh đậu mùa” nằm trong số
những tác phẩm tiếng Ả Rập cổ điển xưa nhất được in tại nước Anh. Khi bàn về việc sử dụng cách đốt
mô “từ đầu đến chân”, Albucasis ca tụng cách đốt mô như là một công cụ có thể áp dụng rộng rãi cho
mọi tình huống bệnh tật dù đó là bệnh của cơ quan hoặc thuộc về chức năng. Tuy mộ đạo, nhưng rõ ràng
là Albucasis không bị vướng víu bởi những quan điểm không nhất quán của Đấng Tiên Tri về việc sử
dụng cách đốt mô. Ông ta cho phép dùng cách đốt mô để cầm máu, ngăn ngừa không cho lan rộng các
thương tổn gây hủy hoại, củng cố các cơ quan bị lạnh về mặt tính khí, và loại bỏ chất sinh ra mủ.
Để chống lại sự ẩm ướt và lạnh lẽo quá mức của não bộ, đốt mô chữa được các rối loạn như nhức đầu,
động kinh, ngủ gà và đột quỵ. Để thực hiện kỹ thuật này trên đầu bệnh nhân đã cạo, phẫu thuật viên đặt
bàn tay của mình lên phần cuối sống mũi giữa chỗ hai con mắt và đặt mũi đốt vào vị trí đánh dấu bởi
ngón giữa. Khi tiếng thịt cháy lèo kèo hết, xương lộ ra, tức là đã đốt xong; nếu không, thì đốt trở lại .
Một số phẫu thuật viên tin tưởng vào việc để hở vết thương, nhưng Albucasis khuyên người đọc rằng sẽ
an toàn hơn khi không can thiệp xa hơn. Nếu việc đốt mô không chữa được chứng nhức nửa đầu kinh
niên hoặc chứng sổ mũi cấp, Albucasis gợi ý nên trích máu các động mạch.
Cả Albu casis và Avicenna đều bàn luận chi tiết về lý thuyết và thực hành việc trích máu. Chỉ trừ khi
bệnh nhân quá già hoặc quá trẻ, trích máu tĩnh mạch có giá trị vừa để duy trì sức khỏe vừa điều trị bệnh.
Thuốc men giúp cơ thể loại bỏ các chất dịch xấu qua việc tẩy, gây ói và lợi niệu nhưng trích máu tĩnh
mạch là cách loại bỏ tức thì chất dịch dư thừa theo cùng tỷ lệ như trong các mạch máu. Theo Galen dạy