TRƯỜNG HỢP LY KỲ CỦA IBN AN-NAFIS
Các học giả phương Tây từ lâu lập luận rằng sự đóng góp chính của nền y học bán đảo Ả Rập là sự bảo
tồn kiến thức của Hy Lạp cổ đại và các tác giả Ả Rập thời Trung cổ không đưa ra được cái gì của chính
họ cả. Vì lẽ những bản thảo tiếng Ả Rập nào được coi có giá trị dịch thuật là những bản dịch theo sát
nguyên bản tiếng Hy Lạp (còn tất cả những thứ khác bị loại vì sai lệch), cái tiền đề đầu tiên được khẳng
định - đó là thiếu tính độc đáo. Câu chuyện ly kỳ của Ibn an-Nafis (1210-1280; Ala ad-Din Abu al-‘Ala
‘Ali ibn Abi al-Haram al-Qurayshi-ad-Dimashqi Ibn an-Nafis) và tuần hoàn phổi cho thấy những giả
định trước đây về tài liệu Ả Rập là không có căn cứ. Những công trình của Ibn an-Nafis hầu như bị quên
lãng cho đến năm 1924 khi Ts. Muhyi ad-Din at-Tatawi, một thầy thuốc người Ai Cập trình luận án tiến
sĩ tại khoa Y đại học Freiburg, Đức. Nếu một bản in luận án của BS Tatawi không đến mắt sử gia Max
Meyerhof, thì khám phá của Ibn an-Nafis về tuần hoàn phổi có lẽ lại bị quên lãng. Một số tài liệu do Ibn
an-Nafis viết được coi là mất cũng được tìm thấy trở lại trong những năm của thập niên 1950.
Được người cùng thời vinh danh là thầy thuốc thông thái, nhà phẫu thuật khéo tay, và nhà nghiên cứu tài
ba, Ibn an-Nafis được mô tả như là một tác giả không mệt mỏi và là một người mộ đạo. Công trình của
ông gồm có “Toàn tập về nghệ thuật y học”, một quyển sách soạn kỹ về Nhãn khoa và một bình chú về
tập Canon của Ibn Sina. Theo các sử gia, khi giữ nhiệm vụ Chánh Ngự Y của vua Ai Cập, Ibn an-Nafis
bị bệnh rất nặng. Các đồng nghiệp khuyên ông uống rượu để chữa bệnh, nhưng ông ta từ chối vì không
muốn khi đến gặp đấng Tạo hóa mà trong máu có cồn.
Không biết bằng cách nào mà Ibn an-Nafis đạt được lý thuyết về hệ tuần hoàn phổi, nhưng được biết là
ông ta chống lại lời dạy của Galen.
Giống như Galen, Ibn an-Nafis không thực hiện được việc mổ xác người. Trong tập Bình chú, Ibn an-
Nafis giải thích là luật tôn giáo cấm không được mổ xác người, bởi vì sự cắt xẻo một thi thể được coi là
một sự lăng nhục đối với phẩm giá con người. Trong các cuộc chiến tại Ả Rập trước thời kỳ Hồi giáo, kẻ
chiến thắng đôi khi cố ý cắt xẻo thân thể của kẻ thù. Luật Hồi giáo cấm không được thực hiện việc cắt
xẻo mang tính nghi thức này, và các luật gia chính thống lập luận rằng sự mổ xác vì mục đích khoa học
chủ yếu cũng là một sự vi phạm đến phẩm giá của thân thể con người. Dường như khó xảy ra cái điều là
một thầy thuốc từ chối không uống rượu để cứu mạng của mình lại hành động ngược lại với luật tôn giáo
và ép buộc lương tâm của mình phải thỏa mãn sự hiếu kỳ khoa học. Trong thế kỷ 20, một số nhà thần
học Hồi giáo khẳng định lại sự cấm đoán không được cắt xẻo thi thể để đối phó với những tiến bộ đạt
được về cấy ghép cơ quan. Quần chúng nói chung hầu như đều muốn chấp nhận việc ghép tạng, nhưng
một số nhà chức trách tôn giáo tìm cách cấm đoán kỹ thuật này.
Tham gia vào một cuộc thảo luận khá quy ước về cấu trúc và chức năng của tim, Ibn an-Nafis không đi
theo cách giải thích được chấp nhận về chuyển động của dòng máu. Mô tả của ông về hai tâm thất phù
hợp với học thuyết của Galen cho rằng tim phải chứa đầy máu còn tim trái chứa sinh khí (vital spirit).
Tuy nhiên, nhận định tiếp theo của ông ta lại dám đi ngược lại lời dạy của Galen về những lỗ thông trên
vách tim. Ibn an-Nafis khăng khăng cho rằng không có lối thông nào cả giữa hai tâm thất, dù hữu hình
hay vô hình, và lập luận rằng sở dĩ vách ngăn giữa hai tâm thất dày hơn bất cứ phần nào của trái tim là để
ngăn chặn không cho sự thông thương có hại và không phù hợp của máu hoặc khí giữa hai tâm thất. Vì
vậy, để giải thích máu đi theo đường nào, Ibn an-Nafis lý luận rằng sau khi được lọc ở thất phải, nó sẽ