LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 158

được chuyển lên phổi để làm loãng đi và để trộn không khí. Phần tinh nhất của máu này sau đó sẽ được
làm trong và chuyển từ phổi sang thất trái. Vì vậy, máu chỉ có thể đi từ phổi vào thất trái mà thôi.

Có lẽ, một bản thảo nào đó chưa mấy ai biết bằng tiếng Ả Rập, Ba Tư hoặc Do Thái cổ vẫn còn chứa

đựng lời bình giải về những học thuyết lạ lùng của Ibn an-Nafis, nhưng cho tới nay chưa có bằng chứng
là các tác giả sau này có chú ý đến những suy đoán ngược lại với Galen. Vì thế, mặc dù Ibn an-Nafis
không có ảnh hưởng đến các tác giả sau này, nhưng với sự kiện là quan niệm của ông đã được trình bày
rất táo bạo vào thế kỷ 13 đã khiến chúng ta nên xem lại những giả định về sự tiến bộ và tính chất sáng
tạo trong lịch sử khoa học. Vì lẽ chỉ có một tỷ lệ nhỏ của các bản thảo liên quan được phân tích, cho nên
những câu hỏi đó có thể không được trả lời trong một thời gian dài.

TÀN DƯ CỦA NỀN Y HỌC HY LẠP - HỒI GIÁO

Nền y học Hồi giáo không lụi tàn vào cuối thời Trung cổ nhưng tiếp tục phát triển và lan rộng sang các
khu vực khác. Trong suốt thế kỷ thứ 19, các thầy thuốc cổ truyền bị áp lực ngày càng nhiều do phải cạnh
tranh với các bác sĩ Tây y và các viên chức chính phủ. Năm 1838, Vị Sultan của đế quốc Thổ là
Muhammad II, đã thành lập trường y khoa và bệnh viện kiểu Tây Phương đầu tiên tại Istanbul và đưa các
bác sĩ Pháp đến làm việc. Vị Sultan khẳng định rằng nền y học cổ truyền Hồi giáo đã trở nên trì trệ và
không đem lại tác dụng gì. Nhiều nước theo Hồi giáo khác dần dà theo gương này và thử cấm không cho
hành nghề y khoa truyền thống.

Ngay cả khi luật pháp của thế kỷ 20 quản lý việc hành nghề y khoa đã đẩy các thầy thuốc y học cổ
truyền vào chỗ hoạt động chui, các nhà thám hiểm kiên trì vẫn có thể tìm ra họ. Lấy ví dụ, tại xứ Algeria
bị người Pháp cai trị, các thầy thuốc cổ truyền và bệnh nhân của họ đều miễn cưỡng khi tiếp xúc với
người ngoài bởi luật pháp cấm không cho những người không có bằng cấp của Pháp được làm phẫu
thuật. Tuy nhiên các thầy thuốc yanami thực hiện phẫu thuật bệnh về mắt, nhổ răng, giác hút, đốt mô,
trích huyết và hỗ trợ các trường hợp đẻ khó. Mặc dù có thuốc gây mê/gây tê, nhưng các thầy thuốc cổ
truyền không sử dụng trước khi phẫu thuật. Một số thầy thuốc cho rằng phương pháp của mình rất nhẹ
nhàng không làm bệnh nhân đau, nhưng lúc nào cũng cần phải có các tay phụ tá khỏe mạnh để giữ lấy
bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân tự điều trị bằng thuốc cổ truyền và đốt mô để bớt tốn kém khi phải đến tìm
bác sĩ và cũng vì họ tin tưởng vào những cách điều trị này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.