Mặc dù đắm sâu trong môi trường học thuật hàn lâm đầy bảo thủ của thời đại, nhưng Vesalius đối đầu và
gạt bỏ thẩm quyền của Galen và đòi hỏi các nhà giải phẫu học chỉ nghiên cứu “quyển sách con người
hoàn toàn đáng tin cậy”. Sự vỡ mộng của Vesalius đối với Galen xảy ra khi Vesalius phát hiện rằng
Galen chưa bao giờ mổ xác người. Tuy nhiên, một tác phẩm nhỏ, “Thư về cách trích máu”, cho thấy
những vấn đề thực tiễn liên quan đến việc trích máu đã buộc Vesalius phải nhìn lại học thuyết của Galen.
Trích máu là một chủ đề gây tranh luận kịch liệt giữa các thầy thuốc vào thế kỷ 16. Không ai đề nghị bỏ
cách trích máu; đúng hơn là, các nhà nhân văn trong y học tấn công cái mà họ gọi là các phương pháp sai
lệch của người Ả Rập và yêu cầu phải quay về với những lời dạy thuần khiết của Hippocrates và Galen.
Rủi thay, ngay cả sau khi “thanh lọc những nội dung không thuần khiết”, các lời dạy của Galen về hệ
thống tĩnh mạch vẫn còn tối nghĩa. Khi các tài liệu của Hippocrates không thống nhất với nhau và đối
nghịch với Galen, thì ai có thẩm quyền cho người thầy thuốc biết chọn chỗ nào để trích máu, lấy bao
nhiêu máu, lấy máu nhanh hay chậm, và bao lâu thì lặp lại? Trăn trở với những câu hỏi này, Vesalius bắt
đầu suy nghĩ liệu những thực tế căn cứ trên khảo sát giải phẫu học có thể được dùng để chứng minh các
giả thuyết có đúng hay không. Không thể bỏ qua được các kết quả liên quan giữa các nghiên cứu giải
phẫu học và kinh nghiệm lâm sàng của mình, Vesalius càng ngày càng khó chịu với các nhà nhân văn y
học. Ông ta không thể nào dung thứ cái cách mà họ gạt bỏ những công trình chân chính về cơ thể con
người trong khi tranh cãi về “lông vũ của ngựa và những chuyện tầm phào”.
Bộ sách Cấu trúc của cơ thể con người là một cố gắng mang tính cách mạng nhằm mô tả cơ thể con
người như thực có mà không phải ngả theo Galen khi có thể học được chân lý qua cách mổ xác. Vesalius
cũng chứng minh là sự chính xác về giải phẫu học có thể diễn đạt bằng lời và minh họa. Khoảng 250 bản
khắc gỗ được chuẩn bị công phu và được đưa vào tài liệu để bổ sung và làm rõ những vấn đề được mô tả
trong phần viết. Điều nực cười là những kẻ công kích về tài liệu giải phẫu học của Vesalius đã tấn công
bộ sách The Fabrica, cho rằng các tranh minh họa không đúng, lệch lạc, và làm cho người học xao
nhãng việc quan sát trực tiếp. Trên thực tế, tầm quan trọng của sự mổ xác được nhấn mạnh trong toàn bộ
quyển sách và có những chỉ dẫn cẩn thận cách chuẩn bị xác để mổ như thế nào và các dụng cụ cần có để
thực hiện chính xác cho từng mẫu nghiệm giải phẫu học.
Bộ The Fabrica chủ ý là dành cho các nhà giải phẫu học chuyên sâu, nhưng Vesalius cũng soạn ra một
bộ ngắn, ít lời hơn, gọi là Sách Giản Lược (The Epitome) để giúp cho sinh viên y khoa có thể nhận thức
được “sự hài hòa của cơ thể con người”. Sách giản lược có 7 bản khắc trình bày xương, cơ, các bộ phận
bên ngoài, thần kinh, tĩnh mạch và động mạch, và tranh vẽ các cơ quan nhằm giúp cho người đọc có thể
tra cứu, cắt ra và ghép lại. Các tài liệu viết và minh họa của Vesalius bị người ta đạo văn và phát tán rộng
rãi, phần lớn đó là những bản dịch và bảng tóm tắt chất lượng kém và thường không trích dẫn nguyên
bản.
Để trả lời với những ai công kích mình, Vesalius vạch mặt những kẻ
“tự phong mình là Prometheus” tức là những người cứ khư khư cho rằng Galen luôn luôn đúng còn
những sai lầm trong tác phẩm của ông này là bằng chứng cho sự thoái hóa của cơ thể con người kể từ
thời đại cổ điển. Vesalius tuyên bố, những người ủng hộ Galen, không phân biệt được giữa đốt xương cổ
tay thứ 4 với hạt đậu Hà Lan, nhưng lại muốn tiêu hủy công trình của ông cũng giống như những người
trước họ đã phá hủy công trình của Herophilus và Erasistratus. Nhớ lại mình đã từng chịu ảnh hưởng của
Galen, Vesalius thừa nhận rằng ông ta thường giữ bên mình một cái đầu bò để chứng minh cái mạng lưới